Dành 10 phút/ ngày cùng chung tay “diệt trừ” muỗi
Theo đó, Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Asean PCSXH lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại Quảng trường công viên Văn Miếu, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào sáng 15/6 với sự tham gia của hơn 5000 người sẽ chạy bộ. Đồng hành gồm lãnh đạo Bộ y tế, đại diện Bộ, ngành chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế, HS, đoàn viên thanh niên và người dân tại Đồng Tháp; nhằm tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay PCSXH.
Nhiều trường hợp bệnh Nhi mắc SXH nặng được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ đầu năm tới nay. |
SXH Dengue(SXHD) là một bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên Thế giới. Theo ước tính của Who, hàng năm có từ 50 đến 100 triệu người mắc bệnh và khoảng 24.000 trường hợp tử vong do SXHD. Bệnh SXHD ở các nước trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng đang gia tăng qua các năm với dịch lớn đã từng xảy ra ở Cam pu chia, Philipine, Lào, Malayxia và Singapore.
Theo cảnh báo từ Who, theo chu kỳ, năm nay tại Việt Nam có thể có dịch SXH. Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, hiện chưa có thuốc và vắc xin điều trị sốt xuất huyết, trong khi đó tập quán của nhiều người dân là hay dự trữ nước trong các lu, chum, vại... Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường, phòng bệnh còn yếu nên khả năng xảy ra dịch là rất lớn. Bệnh SXHD hiện nay cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng bệnh chủ yếu vẫn là giải quyết vét tơ truyền bệnh như phun hóa chất diệt muỗi và diệt bọ gậy, lăng quăng…
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục YTDP, từ đầu năm tới nay tại VN đã có 10.217 ca SXH, số ca mắc SXH đã xuất hiện tại 42 tỉnh thành.Trong đó có 7 ca tử vong, chủ yếu ở khu vực Miền Nam. So với năm 2013, số ca mắc giảm 41,7%. Tuy nhiên một việc cần cảnh báo, số trường hợp mắc SXH tại Việt Nam hiện nay ngày càng phổ biến hơn ở khu vực thành thị. Trong đó, nguồn truyền bệnh SXH chính là con người. Do điều kiện làm việc, sinh sống, đi lại, con người di biến động nhiều hơn. Có thể một người bị muỗi đốt tại khu vực miền Nam, chưa có biểu hiện lâm sàng, nhưng khi di chuyển ra tới Hà Nội mầm bệnh mới phát sinh và phát bệnh. Thứ nữa, nếu như ở nông thôn, lo ngại tác nhân gây SXH chủ yếu ở việc chứa nước mưa của các hộ dân, sinh lăng quăng, gây muỗi thì tại TP, nguy cơ môi trường ô nhiễm, sinh lăng quăng, muỗi nhiều hơn trong từng hộ dân, từ chính những dụng cụ phế thải trong nhà như: những lon bia, lốp xe hỏng, lọ hoa, tại các công trình xây dựng dở dang, nhiều vật dụng có nguy cơ chứa nước mưa do để lâu ngày, sinh lăng quăng, tạo muỗi. Trong khi ở các khu vực đô thị, việc PCSXH khó hơn ở vùng nông thôn. Vận động cũng khó mà việc phun thuốc diệt muỗi cũng khó hơn. Chính vì vậy, SXH ở người lớn ở vùng thành thị cũng xuất hiện nhiều hơn.
Thông qua sự kiện hưởng ứng ngày Asean PC SXH năm nay, Bộ y tế kêu gọi mỗi người dân, mỗi thành viên trong mỗi hộ gia đình có trách nhiệm chung tay tham gia PC SXH với những hành động đơn giản, thiết thực: Mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín các lu, khạp, bể chứa nước, thả cá 7 màu; Thường xuyên thay nước ở các bình bông/lọ hoa, thả muối hoặc Abate vào bát nước kê chân chạn, bể cây cảnh; Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lập úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để không cho muỗi đẻ trứng…