Đi lễ đầu năm, chuyện cười ra nước mắt

15:41 07/02/2011
Cứ tưởng rằng, càng dâng nhiều lễ vật, càng thắp nhiều hương, sẽ càng thể hiện lòng thành và được… nhiều lộc. Nhưng nhiều người không biết rằng, chính cái sự thiếu hiểu biết của họ đang làm ảnh hưởng đến môi trường các điểm văn hóa tâm linh và xét về mặt tâm linh, thì những việc đó sẽ không thể nào mang lại cho họ những điều mà vì nó, họ đến đây để cầu ước.

1. Thắp hương là nét đẹp văn hóa truyền thống trong các dịp giỗ, lễ Tết ở các gia đình, đền chùa Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, Đức Phật. Nén hương được coi như nhịp cầu thiêng liêng kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình, giúp con người gửi gắm tâm tư, ước vọng vào cõi tâm linh.

Thượng toạ Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam giải thích: thắp một nén hương là sự thành tâm với Phật pháp, tượng trưng cho ý nghĩa "Nhất thiết biến lễ sát trần Phật", dùng một nén hương dâng lên lễ cúng dường hết thảy mười phương chư Phật chư Đại Bồ Tát chư Hiền Thánh Tăng. 3 nén nhang là  sự tôn kính và nguyện cầu sự gia hộ của Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng), còn thắp 5 nén là để cầu ngũ phúc: Phúc - Lộc -Thọ - Khang -Ninh.

Cài tiền cả vào cột ở Phủ Tây Hồ, mong được… nhiều lộc (!)

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của việc thắp hương, dẫn đến, nhiều người lầm tưởng, càng thắp nhiều hương, là càng thể hiện lòng thành, cũng như được cho nhiều lộc. Vì thế, ở các đền, chùa hiện nay, việc thắp hương đang diễn ra rất loạn xạ, gây nguy cơ hỏa hoạn và làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường thanh tịnh ở nơi này.

Chiều mồng Một Tết vừa rồi, ở Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội), suýt xảy ra hỏa hoạn chỉ vì thắp hương quá nhiều trên bàn thờ có vô vàn đồ mã. Để tránh hỏa hoạn, ở các điểm có đông người đến lễ vào đầu năm như Phủ Tây Hồ, chùa Hà, chùa Quán Sứ, Trấn Quốc… đều phải cắt cử người chuyên lo việc rút hương ở các bình hương nhúng vào xô nước...

2. Dường như ai cũng biết, vật phẩm cúng Phật đều phải thanh tịnh, gồm 6 lễ vật: hương, hoa, đèn (nến), oản (phẩm), quả và âm nhạc (kinh), mà theo cuốn "Đường về xứ Phật" thì trong đó, chỉ cần có 1 thứ cũng được. Vậy mà, rất nhiều người khi đến chùa chiền lễ Phật, đã dâng lễ gồm cả xôi, gà, bia, rượu (?).

Như vậy, liệu "lòng thành" này có được chứng? Không chỉ tiền vàng mã, nhiều người còn dâng lễ hàng xấp tiền polime các mệnh giá, cũng để chứng tỏ… lòng thành. Ở Phủ Tây Hồ, người ta còn nhét tiền vào các cây cột dường như cũng để tỏ sự thành tâm. Nhưng những điều này chỉ cho thấy, sự thiếu hiểu biết của người đi lễ, đã làm cho những nơi cần được linh thiêng này bị biến thành trò lố. Hơn thế, chính họ đã tạo ra những điều không mong muốn.

3. Đi lễ đầu năm, ai cũng mong điều lành, điều phúc. Thế nhưng, ở những điểm được coi là linh thiêng, vẫn diễn ra cảnh chen lấn rất mất văn hóa, rồi quát chửi nhau giữa cửa Phật. Đó là chưa kể, việc mọi người thi nhau ném rác, túi đựng đồ lễ, vỏ hương… làm ô uế cả nơi thanh tịnh, linh thiêng này.

Tất cả những điều nói trên, đều là việc làm vẩn đục cửa thiền. Mà như thế, thử hỏi, nếu xét về mặt tâm linh, thì cầu ước liệu có lại được?

Thanh Hằng

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文