Điện lực Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung xử lý sự cố lưới điện

18:19 31/10/2020
Từ ngày 28 đến ngày 30/10/2020, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh xảy ra mưa, lũ đã gây sự cố lưới điện trên hầu hết các huyện, thị xã, thành phố. Ngay sau bão, Công ty Điện lực Nghệ An và Hà tĩnh đang tập trung xử lý, đảm bảo cấp điện an toàn và ổn định cho người dân.

Tính đến trưa 31/10, số khách hàng còn mất điện tại Hà Tĩnh là 46.159 khách hàng mất điện thuộc 25 xã của các huyện Cẩm Xuyên, Thành phố Hà Tĩnh, Can Lộc, Đức Thọ, Lộc Hà; có 222 trạm biến áp mất điện; 22 đường dây trung thế bị sự cố đã khắc phục được 18 đường dây; 1 cột trung thế tại vị trí 142/31 NR Sơn Hồng, thuộc đường dây 375 E18.7 (TBA 110kV Hương Sơn) do Điện lực Hương Sơn quản lý đang bị đổ và ngập nước, Điện lực chưa tiến hành xử lý được.

Theo thống kê từ Phòng An toàn Công ty Điện lực Nghệ An (PC Nghệ An), mưa lũ đã gây sự cố 25 đường dây trung thế, ảnh hưởng đến 144.416 khách hàng bị mất điện. Nhờ có sự chuẩn bị sẵn sàng và quyết tâm khắc phục sự cố, đến 17h ngày 30/10, PC Nghệ An đã khắc phục được 18/25 đường dây Trung thế, cấp điện trở lại cho 49.193 khách hàng. Hiện đang còn 7 đường dây Trung thế chưa khắc phục với 95.223 khách hàng đang mất điện. Do thời tiết quá xấu, ngập úng, sạt lở gây cản trở cho việc di chuyển, PC Nghệ An đang gấp rút tiếp tục xử lý, khắc phục để cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất có thể. Khách hàng mất điện thuộc các khu vực huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên; có 483 trạm biến áp bị mất điện…

Công nhân Điện lực Anh Sơn, Nghệ An, khắc phục sự cố.

Ông Lê Quang Thanh - Phó Giám đốc PC Nghệ An cho biết, Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của PC Nghệ An đã tổ chức cuộc họp, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc bố trí nhân lực, vật lực ứng trực 24/24h để kịp thời phát hiện, xử lý sự cố lưới điện; Quán triệt đến tất cả các CBCNV thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi làm việc trong điều kiện mưa bão; Tiến hành kiểm tra, gia cố các vị trí xung yếu có nguy cơ sự cố, sạt lở gây mất an toàn trong quá trình quản lý, vận hành. Đồng thời tổ chức triển khai phương châm “4 tại chỗ”, trực PCTT&TKCN, khắc phục nhanh sự cố, kịp thời cấp điện cho khách hàng sau thiên tai. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương dùng loa phát thanh phường, xã tuyên truyền khuyến cáo người dân sử dụng điện an toàn…để giảm thiểu tối đa các thiệt hại.

Để hạn chế sự cố do mưa bão, trong thời gian qua PC Nghệ An đã  phối hợp với Chính quyền địa phương các huyện tiến hành phát quang hành lang lưới điện, hạn chế tối đa việc cây cối đổ vào đường dây điện gây ra sự cố mất điện. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đảm bảo an toàn điện trong dân.

Còn tại Hà Tĩnh, trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu bão, PC Hà Tĩnh huy động 100% CBCNV phối hợp với lực lượng dịch vụ điện nông thôn bám sát địa bàn, cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đơn vị đã khẩn trương xử lý, khắc phục cung cấp điện cho khách hàng với nguyên tắc nước rút đến đâu kiểm tra đảm bảo an toàn cấp điện đến đó.

Công nhân Điện lực Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đi kiểm tra, xử lý lưới điện.

Tại nhiều địa bàn như Hương Sơn, Thành Phố Hà Tĩnh…để kịp thời cấp điện trở lại cho người dân, CBCNV đã túc trực bám sát hiện trường, xử lý khắc phục sự cố đến hơn 2h sáng để cấp điện trở lại cho người dân. Với sự nỗ lực, quyết tâm khắc phục cuốn chiếu các sự cố, mọi công tác đều được triển khai khẩn trương, chủ động, kịp thời cấp điện cho nhân dân tại các khu vực đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, để kiểm tra và chỉ đạo tốt công tác phòng chống bão lụt, PC Hà Tĩnh đã tổ chức các đoàn công tác đến các khu vực bị thiệt hại nặng để đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị khắc phục nhanh các sự cố, đồng thời động viên CBCNV nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công ty cũng thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, báo chí, truyền hình nhằm tạo sự đồng thuận, chia sẻ của các khách hàng trên địa bàn về các sự cố điện do mưa lũ, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân; tổ chức kiểm tra, khắc phục các khiếm khuyết trên lưới; gia cố các vị trí vừa bị ảnh hưởng sau ngập lụt, các vị trí có nguy cơ sạt lở, sự cố gây mất an toàn...

Hiện tại các đơn vị đang theo dõi thời tiết thường xuyên, cử CBCNV bám địa bàn để nước rút đến đâu kiểm tra đảm bảo an toàn thì cấp điện lại địa bàn đó. Một số tuyến đường dây trung thế có cột bị đổ đang ngập nước đã được cắt điện đảm bảo an toàn, sau khi nước rút sẽ tập trung nhân lực xử lý sự cố cấp điện lại cho khách hàng./.

Bảo Phương

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文