Điều chỉnh giờ học, giờ làm, CSGT phải trực nhiều hơn

09:51 01/02/2012
Thay vì bắt đầu trực giờ cao điểm từ 6h30 - 8h30 sáng, và 17h - 19h tối, nay CSGT các quận huyện thuộc Hà Nội bắt đầu ngày chốt trực giờ cao điểm từ 6h đến 9h sáng, chiều từ 16h30 - 19h30. Như vậy, mỗi ngày lực lượng CSGT Thủ đô phải tham gia hướng dẫn phân luồng thêm 2 giờ...
>>Nội chuẩn bị “đón” thay đổi giờ học, giờ làm

Bắt đầu từ 1/2, TP Hà Nội sẽ bắt đầu điều chỉnh giờ học tập, làm việc tại 10 quận và 2 huyện để giãn cách lưu lượng phương tiện lưu thông trên đường nhằm giảm ùn tắc giao thông (UTGT). Để việc điều chỉnh giờ học, giờ làm việc không làm xáo trộn đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân, Phòng CSGT Hà Nội, Sở GTVT cùng các ngành liên quan đã có phương án chuẩn bị kỹ càng.

Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất nói gì?  

Thực hiện phương án đổi giờ học, làm việc, đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất chính là 900 trường học từ THPT đến trung cấp, cao đẳng, đại học, với trên nửa triệu học sinh (trong số trên 2.500 trường và gần 1,5 triệu học sinh thành phố). Trong đó có hơn 90.000 học sinh THPT và 35.000 em trong số này (gần 40%) học ca chiều. Ngoài ra, tại 10 quận và 2 huyện, trên đang có 124 trường ĐH, CĐ, Trung cấp với hơn 620.000 sinh viên. Trong đó, chiếm đến 78% số sinh viên ở ngoại trú, và có hơn 30% sinh viên các trường trên sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại hàng ngày.

Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở sẽ hướng dẫn và chỉ đạo các trường áp dụng mọi biện pháp để thông báo cho học sinh, sinh viên, cũng như xây dựng kế hoạch thực hiện đúng yêu cầu đổi giờ của TP. Riêng với khối THPT ngay sau khi triển khai, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra về 12 quận huyện để đảm bảo việc thực hiện thay đổi giờ được thống nhất tại các cơ sở giáo dục.

Trao đổi với phóng viên, thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng cho hay, việc điều chỉnh giờ học này hầu như không ảnh hưởng tới lịch hoạt động của trường hiện tại. Được biết trường có 950 em học sinh buổi sáng học từ 7h và chủ yếu học buổi sáng. Buổi chiều số học sinh học chủ yếu là theo ca, học thêm, do trường không có đủ cơ sở vật chất.

Từ 1/2: CSGT Hà Nội sẽ phải đứng chốt từ 6h sáng để phân luồng, hướng dẫn giao thông phục vụ phương án đổi giờ học, giờ làm.  Ảnh: Ngọc Yến

Thầy Lâm cũng cho hay, buổi chiều, học thêm, học ca chủ yếu là học sinh lớp 12 với khoảng 300 học sinh. "Cũng có ca phải học tới 7h tối nhưng số này không nhiều. Những ca học xong từ buổi chiều thì để các em về chứ không thể bắt các em chờ tới 7h tối mới về được" .

Trong khi đó, với Trường Tiểu học Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, một giáo viên ở đây cho hay, hôm nay, trường bắt đầu thông báo thời gian học mới tới các lớp và phụ huynh. Theo đó, buổi sáng các lớp vào học lúc 8h và buổi chiều vào lớp lùi xuống 15 phút tức 2h chiều vào lớp. Với sự thay đổi thời gian buổi chiều sẽ đồng nghĩa với việc, thời gian tan lớp vào buổi chiều sẽ lùi tiếp xuống 15 phút. Với nhiều bạn sinh viên, phải tan học lúc 7h tối, điều lo lắng nhất là phương tiện đi lại. Nhiều bạn sinh viên từ trước đến nay đều chọn xe buýt là phương tiện chính để đi học. Nhưng với thời gian tan học muộn như quy định, đi xe buýt để về nhà hay nơi trọ sẽ mất rất nhiều thời gian.

Thực tế, với những điểm đỗ xe bus gần các Trường Đại học Quốc gia, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Công nghiệp… luôn luôn trong tình trạng “quá tải” trong các giờ cao điểm tan học. Việc các xe nhồi nhét, bỏ bến vì quá đông là thường xuyên. Vì vậy, dù ủng hộ chủ trương đổi giờ, hầu hết các sinh viên và phụ huynh khi được hỏi đều cho rằng, cùng với việc đổi giờ học, giờ làm, hệ thống xe buýt phải được cải thiện.

Cảnh sát giao thông tăng giờ chốt trực trên đường

Để hoạt động xe buýt phù hợp với việc điều chỉnh giờ làm trên địa bàn Hà Nội, Sở GTVT vừa quyết định tăng tần suất phục vụ trong khung giờ cao điểm của 17 tuyến trên 5 trục chính có nhu cầu sử dụng xe buýt cao, gồm QL6, QL 32, QL1A cũ, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng.

Đồng thời, tăng lượt phục vụ của 6 tuyến buýt nhanh hiện tại (02, 16, 39 28,27,32) lên thành 37 lượt/ngày. Tổ chức thêm xe buýt nhanh trên 6 tuyến khi phát sinh nhu cầu (01, 19, 20, 22, 34, 38 ) với 97 lượt/ngày. Ngoài ra, Sở  GTVT cũng tổ chức xe buýt phục vụ phương án phố đi bộ tạo điều kiện cho khách tiếp cận thuận lợi tới khu vục Bờ Hồ và khu vực phố cổ.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT cho biết thêm, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, Sở GTVT đã lên phương án giảm thời gian giãn cách giữa các lượt xe từ 10 phút xuống 7 phút và từ 15 phút xuống 10 phút/lượt. Đồng thời các tuyến xe buýt nhanh đều được tính toán về lộ trình, về số lượt và có thể phục vụ từ 10 đến 20 trường đại học, học viện, cao đẳng và các trường dạy nghề và các trục đường có lưu lượng phương tiện cá nhân cao.

“Nguyên tắc điều chỉnh cao điểm sáng từ 6h đến 9h, cao điểm chiều từ 16h30 đến 19h30, còn các khung giờ còn lại vẫn giữ nguyên. Chúng tôi sẽ đảm bảo  năng lực phục vụ các cán bộ công chức, viên chức cả Trung ương và Hà Nội, vì thời gian bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 17h”, Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng nói.

Chiều 31/1, trao đổi nhanh với phóng viên, Thượng tá Trần Ngọc Ánh - Đội trưởng Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Hà Nội cho biết: Nhằm thực hiện chủ trương đổi giờ học, giờ làm theo quyết định của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Phòng CSGT cũng đã lên phương án tăng giờ chốt trực trên các tuyến đường.

Theo đó, thay vì bắt đầu trực giờ cao điểm từ 6h30 - 8h30 sáng, và 17h - 19h tối, nay CSGT các quận huyện sẽ bắt đầu ngày chốt trực giờ cao điểm từ 6h đến 9h sáng, chiều từ 16h30 - 19h30. Như vậy, mỗi ngày nhiệm vụ của lực lượng CSGT sẽ thêm phần vất vả, vì phải tham gia hướng dẫn phân luồng thêm 2 giờ (1 giờ buổi sáng và 1 giờ buổi chiều) trong khung giờ cao điểm.

Thượng tá Trần Ngọc Ánh cũng cho biết thêm: Ngoài việc đứng chốt phân luồng, hướng dẫn giao thông giờ cao điểm thì lực lượng CSGT cũng sẽ tăng cường tuần tra, giám sát trên các tuyến đường để nếu phát hiện sự cố về ùn tắc, hay ùn ứ thì sẽ kịp thời xử lý

N.Yến - T. Huyền

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文