Đường sắt Cát Linh-Hà Đông dự kiến hoạt động trước dịp 30/4

10:45 31/03/2021
Sáng 31/3, theo đúng kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã bắt đầu quy trình bàn giao kiểm đếm Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông cho Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, quá trình bàn giao sẽ tiến hành trong khoảng 3-4 tuần, sau đó Hà Nội sẽ đưa vào khai thác vận hành.

Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông (Dự án) là Dự án đường sắt đô thị đầu tiên được cho phép triển khai thí điểm tại Việt Nam; Dự án có tính đặc thù cao, nền tảng kỹ thuật phức tạp, công nghệ mới, các đơn vị tham gia thực hiện Dự án còn thiếu kinh nghiệm, đồng thời khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện loại hình Hợp đồng EPC chưa thực sự đầy đủ… dẫn đến Dự án bị kéo dài, chưa đáp ứng được kì vọng của chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc sớm đưa vào khai thác tuyến Dự án đường sắt đô thị đầu tiên của thành phố, giúp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông của Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện nay, công việc còn lại của Dự án là công tác đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống. Tư vấn ACT đã kiểm tra, đánh giá toàn bộ phạm vi công việc (bao gồm công trình và thiết bị). 

Trong tháng 01-2021, Tư vấn ACT đã phát hành chứng nhận kiểm tra kèm theo báo cáo số 13; theo báo cáo của Tư vấn ACT, phần hệ thống thiết bị Tư vấn nêu ra 16 khuyến nghị bao gồm: Nhóm liên quan đến hồ sơ tài liệu;  Nhóm liên quan đến thiết kế cần khắc phục hiện trường và có thể tiếp tục cải tiến, nâng cao mức độ an toàn trong tương lai;  Nhóm liên quan đến sự sẵn sàng vận hành của các nhân sự.

Đây là những khuyến nghị mang tính phòng ngừa rủi ro trong quá trình vận hành, khai thác. Đối với các khuyến nghị của ACT, từ tháng 01/2021 đến nay đã được triển khai thực hiện hoàn thành gồm: Cấp chứng nhận của Cục Cảnh sát PCCC; Kết quả đánh giá an toàn bước 2 về hệ thống tín hiệu của Tư vấn Ricado; Metro Hà Nội đã hoàn thiện lại 64 quy trình xử lý tình huống khẩn cấp, đã diễn tập ngoài hiện trường; Bổ sung các biển chỉ dẫn cho người khuyết tật...

Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương khắc phục các khuyến nghị, hoàn tất các thủ tục theo ý kiến của Tư vấn ACT thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và Tổng thầu phải thực hiện. Đồng thời làm việc với UBND TP Hà Nội hoàn thiện các khuyến nghị thuộc trách nhiệm của Đơn vị vận hành khai thác (Công ty Metro Hà Nội) gồm: Sự sẵn sàng vận hành (gồm: mức độ thuần thục của nhân sự vận hành; bổ sung vào quy trình vận hành thao tác cho các nhân viên, tăng số lượng nhân viên; bổ sung diễn tập trong tình huống bất ngờ); Biện pháp sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp; Riêng đối với các nội dung đầu tư xây dựng các hạng mục nhằm nâng cao an toàn trong quá trình khai thác, đề nghị UBND TP Hà Nội thống nhất thực hiện đầu tư để tổng hợp gửi ACT, phục vụ cho công tác đánh giá cuối cùng.

Để chuẩn bị công tác bàn giao chính thức Dự án cho thành phố Hà Nội, Bộ GTVT và UBND Thành phố Hà Nội đã thống nhất từ ngày 31/3/2021, giao Ban Quản lý dự án đường sắt (thuộc Bộ GTVT) và Công ty Metro Hà Nội (thuộc UBND Thành phố Hà Nội) bắt đầu công tác kiểm đếm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, tài sản (thời gian dự kiến từ 3-4 tuần). Trên cơ sở báo cáo thực hiện của 02 đơn vị, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội sẽ thống nhất thời điểm bàn giao, đưa Dự án vào vận hành, khai thác.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi lại khi đi thực tế Dự án sáng 31/3:

Khách sẽ được hướng dẫn mua vé trước khi lên tàu
Sau khi mua vé, hành khách sẽ qua cổng quẹt thẻ từ để lên ga đi tàu

 Nhân viên nhà ga sẽ hướng dẫn ga đi, ga đến cho khách

Mỗi đoàn tàu sẽ có 4 toa, dự kiến vận chuyển hàng nghìn khách/lượt

Khi tàu hoạt động, toàn bộ nhân viên sẽ ở dưới ga, chỉ còn duy nhất 1 lái tàu điều khiển ở lại.
Tàu có hướng dẫn rõ ràng cho cả người khuyết tật
Cửa lên xuống, vào ra được chú thích rõ ràng, thuận lợi cho hành khách.
Mỗi lần tàu dừng tại các ga lẻ, lái tàu phải ra khỏi buồng lái để quan sát hành khách. Khách lên xuống hết, lái tàu mới trở lại buồng để tiếp tục hành trình.



Phạm Huyền

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文