Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Cần sớm chấm dứt cơ chế “xin-cho”

09:26 06/10/2011
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học của Bộ GD&ĐT đề xuất, Bộ cần trao quyền tự chủ thực sự cho các trường chứ đừng nhầm lẫn phân cấp cho các cấp thấp hơn Sở, ngành, vì như vậy trường vẫn chưa có tự chủ.

Ngày 5/10, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục Đại học (GD ĐH).

Tuy nhiên, dự thảo Luật này lại không được như các nhà khoa học, nhà giáo kỳ vọng bởi còn mù mờ về triết lý giáo dục, không thể hiện một tư tưởng chủ đạo nào, manh mún và chắp vá, nhiều vấn đề “cốt tử” của giáo dục đại học lại chưa được nhắc đến, chưa tạo được sân chơi bình đẳng giữa hệ thống trường công – trường tư.

Các trường phải thực sự được tự chủ

Đó là trăn trở của nhiều nhà giáo tham dự hội thảo vì lâu nay, tại rất nhiều diễn đàn giáo dục, các trường đại học luôn tha thiết “đòi” quyền tự chủ, được “cởi trói” để thoát khỏi cơ chế xin – cho.

Ông Lê Khắc Đóa, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm là vai trò quyết định, là linh hồn của đổi mới giáo dục, nhưng Luật cần chỉ ra cụ thể, các trường được tự chủ cái gì để xã hội giám sát. Ông Đoá còn kiến nghị, giảng viên đại học phải có trình độ trên đại học, thêm nữa, hiện nay, liên thông trong giáo dục đại học rất bát nháo vì đi trường trung cấp hay cao đẳng nào cũng thấy đào tạo nghề, dạy nghề.

Cũng theo ông Đoá, dự thảo nên bỏ khái niệm trường ngoài công lập thành tư thục, bỏ quy định tuổi hiệu trưởng đại học ngoài công lập 70 tuổi, đồng thời phải làm rõ chức năng Đại học quốc gia, nếu Đại học quốc gia trực thuộc chính phủ thì cần trở thành trường trọng điểm đào tạo giảng viên, chất lượng cao, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ… chứ không đào tạo ĐH,CĐ.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học của Bộ GD&ĐT đề xuất, Bộ cần trao quyền tự chủ thực sự cho các trường chứ đừng nhầm lẫn phân cấp cho các cấp thấp hơn Sở, ngành, vì như vậy trường vẫn chưa có tự chủ.

Cũng theo TS Khuyến, đối với các trường công phải tính đến hiệu quả, không thể mở tràn lan trường công vì có đầu tư nhà nước. Cơ chế của chúng ta chỉ có Bộ - trường chứ không có vai trò của Hiệp hội, do đó, Bộ nên cho Hiệp hội vai trò giám sát các trường như kiểm định, kiểm toán. Bộ làm sao thẩm định được hết chương trình của các trường. Một thực trạng nữa là chúng ta có quá nhiều loại hình trường đại học, dẫn đến tình trạng “đại học trong đại học” nhưng trong văn bản dự thảo lại quá mập mờ, điều đó sẽ làm rối loạn hệ thống đại học.

Sinh viên học trong điều kiện giảng đường chật chội sẽ khó đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tiên tiến.

Xoá bỏ phân biệt giữa trường công - tư

Bà Trần Thu Hà, Phó Hiệu trưởng ĐH Hòa Bình băn khoăn, dự thảo Luật lần này đã nói nhiều đến việc sẽ giao cho các trường quyền tự chủ, nhưng đã tự chủ rồi, sao dự thảo Luật lại còn nêu Bộ sẽ đứng ra biên soạn tất cả giáo trình cho các trường đại học. Bộ có cần ôm đồm cả việc này không? Bộ làm sao soạn giáo trình bằng các giáo sư đầu ngành được vì chỉ có các giáo sư đầu ngành mới chuyên sâu, am hiểu tri thức của nhiều chuyên ngành.

Cũng theo bà Hà, hiện có ba mô hình trường công, trường tư và trường có đầu tư nước ngoài, mỗi loại trường cần có một mô hình quản lý tài chính và tài sản, nhưng hiện dự thảo Luật GD ĐH chưa tách biệt được vấn đề này. Bà Hà còn cho rằng, dự thảo chưa đề cập được chính sách đối với trường đại học, đối với người dạy, người học thì làm sao phát triển được. Bà Hà cho hay, chỉ nên quan niệm “một hệ thống trường đại học” mà thôi, không nên đưa sở hữu vào tên trường để tạo sự công bằng.

Liên quan đến vấn đề giữa trường công và tư, bà Trần Kim Phương, Phó Hiệu trưởng trường CĐ ASEAN bày tỏ, hiện các trường ngoài công lập đang ở sân chơi không công bằng, vì vậy cần phải đảm bảo chỉ số rõ ràng về chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất. Bà Phương cho rằng, dự thảo Luật thiên về câu chữ, nghe thì hay nhưng làm thì khó. Nhân tài là nguyên khí quốc gia thì trường công – tư phải được đối xử ngang bằng.

Giáo sư Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Hải Phòng chia sẻ băn khoăn về điều kiện thành lập trường. Trường công lập muốn thành lập cũng phải có điều kiện. Chỉ có những trường ở vùng sâu, vùng xa, đặc thù cho an ninh quốc phòng, năng lượng hạt nhân, vũ trụ…thì mới nên thành lập mới, còn các loại trường khác thì không nên thành lập mà nên chuyển sang trường ngoài công lập, hoặc có thể gọi là “trường xã hội hoá”.

Phải triệt tiêu cơ chế “xin – cho”

Đó là quan điểm của Giáo sư Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập. GS cho hay: Hiệp hội sẽ gửi một bản góp ý về dự thảo Luật GD ĐH cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó, quan điểm chính là phải hoãn xem xét và thông qua Luật này. Cơ chế “xin – cho” đang phổ biến trong quản lý GD ĐH, mà căn nguyên chính là cơ chế quản lý một chiều, Nhà nước vừa đưa ra chính sách, lại vừa làm nhiệm vụ giám sát.

Cơ chế đó cần được thay bằng cơ chế 3 chiều: Nhà nước – nhà trường – xã hội. Giáo sư Trần Hồng Quân kiến nghị Uỷ ban Văn hoá Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cần thành lập ban nghiên cứu độc lập về Luật GD ĐH với Bộ GD&ĐT.

Thu Phương

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文