Đua nhau khai thác vàng trái phép trên sông Đà

10:41 26/04/2011
Chưa bao giờ hoạt động khai thác vàng trên các dòng sông ở địa bàn Lai Châu lại "nóng" như thời điểm hiện nay. Từ các dòng sông lớn như sông Đà, sông Nậm Na cho đến các dòng suối nhỏ có hướng chảy ra lưu vực sông Đà, các tàu vàng ngày đêm nổ máy tỏa khói mịt mù, ầm ĩ đến những điểm khai thác âm thầm, tự phát của người dân.

Một trong những nguyên nhân được các chủ tàu và người khai thác cho biết là: Họ tranh thủ trước mùa lũ về, bởi sau mùa lũ này nước thủy điện Sơn La ngập đến thì không thể hoạt động được nữa. Điều đáng nói ở đây là đa số các chủ tàu và người dân khai thác vàng trên các lưu vực sông suối là khai thác trái phép; hoặc đã có phép nhưng đã hết hạn. Mặc dù chưa được cấp lại, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và đình chỉ mọi hoạt động, chính quyền địa phương nhắc nhở… song hàng loạt tàu vàng dọc sông Đà, sông Nậm Na vẫn ngang nhiên hoạt động.

Tàu khai thác vàng trên Sông Đà (thuộc huyện mường Tè).

Tuyến QL12 chạy dọc sông Nậm Na chúng tôi quan sát có hàng chục tàu khai thác hoạt động ngang nhiên trên hàng chục cây số, qua kiểm tra của Công an huyện Sìn Hồ trên lưu vực sông từ xã Chăn Nưa đến xã Pa Tần có đến 30 tàu khai thác và 100% tàu này đều hoạt động không phép hoặc có phép nhưng đã hết hạn. Tại huyện Mường Tè, theo số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường toàn huyện hiện có 36 tàu khai thác vàng sa khoáng dọc sông Đà. Số tàu vàng trên đã được cấp giấy phép khai thác nhưng đến thời điểm cuối tháng 11/2010, giấy phép của các tàu này đều hết hạn, nghĩa là các tàu này phải dừng hoạt động nhưng các tàu vẫn ngang nhiên hoạt động khai thác vàng hết công suất cả ngày lẫn đêm.

Ngày 13/3/2011, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Lai Châu đã phát hiện 5 tàu của Đặng Minh Giang – 39 tuổi, trú tại phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khai thác vàng trái phép và đề xuất UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng nhưng dường như cũng chỉ "như muối bỏ biển". Số tàu khai thác vàng trái phép ở địa bàn Mường Tè tăng là do sau khi đóng cửa số 1 của Nhà máy Thủy điện Sơn La, nước ở khu vực dưới dâng cao, nhiều tàu khai thác vàng phải di chuyển lên nhưng không hề báo với chính quyền địa phương; trong khi đó một số người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp khai thác cho rằng họ đã đình chỉ và yêu cầu tất cả các tàu khai thác của đơn vị ngừng hoạt động chờ giấy phép, mỗi tàu đơn vị chỉ để một số người ở lại trông tàu, có thể người trông tàu tự ý nổ máy cho tàu hoạt động. Họ hứa sẽ cho người đi kiểm tra lại và sẽ xử lý nghiêm những ai vi phạm quy định của công ty…

Ngoài hai dòng sông trên thì trên các suối nhỏ, hoạt động khai thác vàng trái phép hiện cũng đang khá "nóng". Điển hình như ở các suối thuộc xã Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ, những năm gần đây, dù mới chỉ có một hai đơn vị được cơ quan chức năng cấp giấy phép thăm dò khai thác. Nhiều đơn vị, cá nhân không phép khác và hàng trăm người dân địa phương với các trang thiết bị thô sơ, hiện đại đổ về suối Noong Hẻo, xã Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ) ngang nhiên khai thác.

Suốt chiều dài gần chục km dọc suối, máy nổ, máy xúc hoạt động ngày đêm với hàng chục lán bạt dựng tạm cùng trang thiết bị máy múc, máy bơm nước, máng đãi... làm dòng suối biến dạng, những khối đất, đá khổng lồ do máy đào lên. Nguy hiểm hơn là sau khi đào bới hết dưới lòng suối, người dân đã bạt núi, đào bới lên ruộng bậc thang.

Người dân đãi vàng trên suối Noong Hẻo (Sìn Hồ).

Hoạt động khai thác vàng trái phép trên địa bàn Lai Châu thời gian qua đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước chảy ra lòng hồ thủy điện Sơn La, nước sông suối đỏ ngầu, hai bên bờ sạt lở ảnh hưởng đến hàng trăm hécta ruộng của người dân.

Chính quyền các cấp của tỉnh và các ngành chức năng đã thành lập đoàn tiến hành kiểm tra xử lý, song có lẽ chưa đủ mạnh nên tình trạng các tổ chức, cá nhân ngang nhiên đào bới, khai thác vẫn còn diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó hàng trăm người dân địa phương tham gia đào bới, đãi vàng cũng làm phát sinh nhiều khó khăn trong xử lý. Thiết nghĩ, cần có biện pháp cứng rắn hơn để xử lý nghiêm những vi phạm kết hợp với tuyên truyền vận động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng như chấp hành các quy định của pháp luật và của địa phương trong hoạt động khai thác để đảm bảo ANTT, bảo vệ môi trường

Đình Thuấn

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文