Gặp nhà khoa học nữ được trao giải thưởng WIPO
Chị còn được gọi với cái tên là “Nhà khoa học trồng rừng”, bởi lẽ phần lớn thời gian cho khoa học, chị dành để nghiên cứu sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ việc phủ xanh những cánh rừng trơ trọc.
Giải pháp “Cải tiến kĩ thuật nâng cao chất lượng giống keo lai bằng phương pháp giâm hom” của chị đã xuất sắc giành giải nhất Hội thi sáng tạo kĩ thuật toàn quốc 2010-2011 sẽ được trao vào ngày 6/5 tới đây, đồng thời được nhận giải thưởng WIPO – giải thưởng cao quý nhất của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cho nhà khoa học nữ có đề tài xuất sắc nhất. Chị là nhà khoa học Phan Thị Hạnh.
Sinh năm 1967, tại Bình Định, chị cho rằng mình đến với khoa học như một cái duyên. Tốt nghiệp Đại học Đà Lạt, chuyên ngành công nghệ sinh học, chị không về làm việc cho các viện nghiên cứu mà tự mày mò thành lập cơ sở sản xuất giống cây trồng riêng.
Nhà khoa học Phan Thị Hạnh đang hướng dẫn người nông dân cách trồng rừng hiệu quả. |
Nỗi ám ảnh về những cánh rừng trơ trọc, những dải cát trắng khô cằn dọc miền Trung khiến chị càng thêm quyết tâm tạo ra giống cây phủ xanh rừng phù hợp với từng điều kiện môi trường, thời tiết. Giải pháp tạo giống cây keo lai bằng phương pháp giâm hom do chị nghiên cứu có khả năng ứng dụng dễ dàng, không tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Theo như tính toán thực tế, người trồng rừng khi mua cây giống được sản xuất theo phương pháp cải tiến này sẽ tiết kiệm được 60 đồng/cây. Nếu được áp dụng rộng rãi thì lợi ích mang lại là rất lớn. Riêng tỉnh Bình Định, trong năm 2010 đã sản xuất và tiêu thụ 33,6 triệu cây, nếu mỗi cây tiết kiệm được 60 đồng thì tổng cộng đã tiết kiệm được khoảng 2,02 tỉ đồng.
Đây chỉ là hiệu quả bước đầu, chưa tính đến hiệu quả do khả năng tăng năng suất của rừng trồng. Giải pháp này của chị sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ chương trình trồng rừng kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường, tăng thu nhập cho người dân trồng rừng.
Chị cho biết: “Hiện tại Việt
Hiện cơ sở sản xuất của chị hằng năm cung cấp lượng cây giống rất lớn cho tỉnh Bình Định cũng như các vùng lân cận. Riêng năm 2011, cơ sở đã sản xuất, tiêu thụ được 10 triệu cây keo lai, bạch đàn. Năm 2012, dự kiến sẽ sản xuất, tiêu thụ 11 triệu cây