Gia đình, đồng nghiệp nghẹn ngào tiễn biệt nhạc sĩ Phó Đức Phương

14:33 24/09/2020
Lễ viếng nhạc sĩ Phó Đức Phương diễn ra vào trưa 24/9 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã qua đời ngày 19/9 sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư tụy, hưởng thọ 76 tuổi. Sự ra đi của vị nhạc sĩ tài ba trong bộ tứ Sông Hồng khiến khán giả và đồng nghiệp tiếc thương vô hạn.


Trưa 24/9, đông đảo bạn bè, đồng nghiệp và người yêu âm nhạc đã có mặt tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông để cùng thắp nén nhang, đưa tiễn nhạc sĩ Phó Đức Phương về với đỉnh Phù vân mây trắng.
Đau đớn trước nỗi mất mát khi cha ra đi, nhà báo Phó Khánh Chi, con gái của nhạc sĩ Phó Đức Phương viết những dòng tâm sự nghẹn ngào tiễn biệt bố trên facebook cá nhân: “...Thôi trút đi gánh nặng đường xa/Ngược xuôi bôn ba nay ta về nhà ta/Đường trần quá hẹp mà lắm vực nhiều khe/Nhà ta thênh thang trăng tràn bốn bề. Bố ơi. Con vĩnh biệt bố. Người cha đáng kính con vô cùng tôn thờ ngưỡng mộ vể tài năng, đức độ, sự hiền lành, bao dung, sự mạnh mẽ và bản lĩnh, nghị lực sống! Con yêu bố!”
Di ảnh Nhạc sĩ Phó Đức Phương.
Những ngày tháng cuối đời, nhạc sĩ luôn lạc quan và mạnh mẽ chiến đấu với căn bệnh ung thư. Sự ra đi của ông khiến nhiều thế hệ nghệ sĩ và khán giả tiếc nuối. NSND Quang Thọ đau buồn trước linh cữu nhạc sĩ Phó Đức Phương.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương ra đi, để lại nỗi buồn đau khôn xiết cho đồng nghiệp, người yêu âm nhạc.
Nhiều người là bạn bè thân thiết của nhạc sĩ Phó Đức Phương đã có mặt tại lễ viếng để tiễn biệt vị nhạc sĩ nổi tiếng, như nghệ sĩ sexophone Trần Mạnh Tuấn, nhạc sĩ Giáng Son, ca sĩ Dương Hoàng Yến, Trung Đức, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
NSND Trung Hiếu và đoàn Nhà hát kịch Hà Nội đến viếng cố nhạc sĩ.
Lễ truy điệu nhạc sĩ Phó Đức Phương diễn ra lúc 12h50 cùng ngày. Sau khi hỏa táng, gia đình, đồng nghiệp sẽ đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng là Công viên tưởng niệm Thiên Đức (Phú Thọ).

Nhạc sĩ Phó Đức Phương, SN 1944. Ông từng thi đỗ vào khoa Toán Đại học Sư phạm nhưng xin thôi học khi đã gần tốt nghiệp. Sau đó, ông thi vào trường Âm nhạc Việt Nam, gắn bó với hoạt động âm nhạc và trở thành một trong những nhạc sĩ đương đại nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó, rất nhiều ca khúc được người yêu âm nhạc nhiều thế hệ yêu thích: Chảy đi sông ơi, Cánh đồng tình yêu, Con sông tuổi thơ, Hồ trên núi, Huyền thoại hồ núi Cốc, Không thể và có thể, Mặt trời biển cát và em, Một thoáng Tây Hồ, Mộng mị Sapa, Nha Trang thu, Nơi áo Chàm hồ xanh Ba Bể, Thành phố biển xanh và cát trắng, Trên đỉnh Phù Vân, Về quê, Vũ khúc con cò, Lội dòng sông quê… Ông còn viết nhạc cho hàng chục bộ phim và nhiều tác phẩm sân khấu như: Phim "Những đứa con", "Trăng rằm", "Lưu lạc", "Giông tố"...; các vở "Hồn Trương Ba da hàng thịt", "Nghêu sò ốc hến", "Thầy khoá làng tôi", "Rừng trúc"... Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Một thoáng Tây Hồ, Nha Trang thu, Trên đỉnh Phù Vân.

Ngoài các sáng tác nổi tiếng, nhạc sĩ Phó Đức Phương còn là người “đặt những viên gạch đầu tiên” cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Với vai trò là Giám đốc Trung tâm, ông đã có nhiều năm bảo vệ thành quả lao động sáng tạo của các nhạc sĩ, xây dựng và phát triển Trung tâm nói riêng, thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam nói chung.

N.Thắng - P.Sơn

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文