Giá không “đội” vẫn vắng người mua

10:52 04/02/2014
Ngay từ sáng mùng 2 Tết Giáp Ngọ, nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội đã mở cửa trở lại. Hoa tươi, rau xanh, thủy sản là những mặt hàng được các tiểu thương chọn “mở hàng” buôn bán đầu năm mới. Tuy nhiên, khác với mọi năm, giá cả sau Tết có nhích lên, tuy nhiên vẫn ở mức thấp.

Do lượng người về quê ăn Tết vẫn chưa quay trở lại Hà Nội nên đường phố những ngày này còn vắng vẻ. Như mọi năm, phần lớn các tiểu thương chọn vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán. Các mặt hàng được kinh doanh chủ yếu là hoa tươi phục vụ cho việc lễ chùa, rau xanh, bún và các loại thủy sản như tôm, cá.

Trên phố Ngô Sỹ Liên, đã có gần chục hàng rau phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, giá của các loại rau không bị rơi vào tình trạng “hét giá” như mọi năm. Cà chua được bán với giá 15.000 đồng/kg, đắt hơn thời điểm trước Tết chỉ 5.000 đồng. Xu hào 2.000 - 3.500 đồng/củ, các loại rau cải cũng chỉ dao động 3.000 – 6.000 đồng/mớ. Theo bác Hoàng Thị Hiên, bán rau tại đây, năm nay rau được mùa. Không chỉ có giá rẻ, mà các loại rau cũng non và tươi hơn hẳn. Rau xà lách, rau cần, rau bắp cải, xu hào… là những loại rau được người tiêu dùng lựa chọn để phục vụ bữa ăn.

Rau xanh, hoa quả không còn tình trạng “hét giá” như mọi năm.

Chợ tạm trên ngõ Văn Chương cũng khá tấp nập vào sáng mùng 3 Tết. Nhiều người dân cho rằng, giá cả của các loại rau xanh sau Tết rẻ bất ngờ. “Năm ngoái, mua một mớ rau cần 15.000 – 18.000 đồng. Sáng nay tôi mua có 8.000 đồng/mớ”, chị Lan Anh, ở ngõ Văn Chương cho biết. Hầu hết người dân năm nay được ăn rau rẻ trong dịp Tết. Kể cả những ngày giáp Tết, giá rau vẫn “rẻ như bèo” đến mức không ai buồn mặc cả. Có những người nông dân đèo hai sọt xu hào cao chất ngất, nhưng cũng chỉ bán 1.000 đồng/củ. Đây là điều không đúng với quy luật giá cả cận Tết trong nhiều năm nay vẫn diễn ra. Vì giá rau quá rẻ, nên nhiều gia đình tranh thủ tích trữ các loại củ quả (để được lâu) từ ngày 30 Tết.

Vì thế, mùng 2 Tết, mặc dù nhiều hàng bán rau đã quay trở lại bán hàng, nhưng người mua khá vắng vẻ. “Chưa Tết năm nào giá rau rẻ như năm nay, tôi bán một cây súp lơ nặng gần 1kg cũng chỉ 6.000 – 8.000 đồng. Đắt nhất như cải thảo cũng chỉ 10.000 đồng/kg”, chị Lan, kinh doanh tại chợ Thạch Bàn (quận Long Biên) cho biết.

Giá các loại thủy sản cũng có tăng nhưng sức mua yếu hơn hẳn mọi năm. Kinh tế khó khăn nên người mua cũng dè chừng, không “mạnh tay” chi cho các bữa ăn. Tôm sú giá 600.000 đồng/kg, tôm càng xanh bé hơn thì 350.000 đồng/kg. Cá chép 60.000 - 80.000 đồng/kg, cá trắm đen 150.000 - 170.000 đồng/kg. Nhưng theo chị Hoài, tiểu thương tại chợ Ngô Sỹ Liên, ngồi từ sáng sớm đến trưa, chị cũng chỉ bán được 3 con cá. “Nhu cầu mua cá, tôm về ăn lẩu năm nay giảm hẳn. Năm ngoái, những ngày này, tôi chỉ bán đến trưa là hết hàng, giờ đã 4h chiều rồi mà vẫn còn đầy thùng cá”, chị Hoài ngao ngán.

Vắng vẻ là thực trạng chung của các hàng quán mở cửa sau Tết. Kinh tế khó khăn, hầu như gia đình nào cũng cân nhắc chi tiêu. Chính vì thế, những người kinh doanh cũng hạn chế buôn bán các mặt hàng hải sản có giá trị. Các chợ năm nay xuất hiện rất ít các loại cá tầm, cá trình, hay cua, ghẹ… “Chả ai dám buôn đâu chị ạ, chỉ bán những loại bình thường mà còn vắng khách như thế này, những mặt hàng cao cấp kia chỉ có ế”, chị Hoài cho biết thêm.

Tuy nhiên, các tiểu thương cũng cho rằng, đến ngày mùng 5, mùng 6 Tết, khi lượng người về quê ăn Tết quay trở lại Hà Nội để chuẩn bị làm việc, sức mua sẽ tăng mạnh. Nhưng dù có tăng thì năm nay, giá cả cũng tương đối dễ chịu với người mua, đặc biệt là các loại rau xanh. Ngược lại, với người bán, năm nay vẫn là một năm “kinh tế buồn”

Chi Linh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文