Điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2020:

Sẽ giảm mạnh diện tích đất trồng lúa, tăng đất ở đô thị

09:14 09/11/2015
Bộ Tài nguyên – Môi trường đang xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì cuối (2016-2020) cấp quốc gia. Theo đó, diện tích đất trồng lúa sẽ được điều chỉnh giảm mạnh trong khi tăng diện tích đất đô thị nhằm đảm bảo quá trình đô thị hoá.

Theo phương án điều chỉnh, đến năm 2020, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038,09 nghìn ha, tăng 306,33 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội duyệt. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa lại được điều chỉnh giảm 52,04 nghìn ha, còn 3.760,39 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là 3.128,96 nghìn ha, giảm 92,95 nghìn ha.

Trong 3.760,39 nghìn ha đất trồng lúa được giữ lại, có khoảng 400 nghìn ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết vẫn có thể quay lại trồng lúa, nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa. Việc giảm diện tích đất trồng lúa sẽ không khiến Việt Nam phải nhập khẩu lúa gạo. 

Theo ước tính, với 3.760,39 nghìn ha, nếu trồng 2 vụ thì diện tích gieo trồng lúa hằng năm đạt trên 7 triệu ha. Với năng suất bình quân khoảng 60 tạ/ha/năm thì sản lượng lúa đạt 42 triệu tấn/năm, vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.

Ngoài việc giảm diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ cũng được điều chỉnh giảm để chuyển đổi sang đất rừng sản xuất. Cụ thể, đến năm 2020, cả nước còn 4.618,44 nghìn ha đất rừng phòng hộ, chiếm 28,43% diện tích đất lâm nghiệp của cả nước, giảm 1.223,25 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội. 

Dù giảm diện tích đất trồng lúa nhưng an ninh lương thực quốc gia vẫn được đảm bảo. 

Trong số này có hơn 1.100ha được chuyển sang rừng sản xuất nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng; phần còn lại chuyển đổi sang rừng đặc dụng để thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, như: Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La (Sơn La), Chí Sán (Hà Giang), khu rừng bảo vệ cảnh quan Kinh Môn (Hải Dương), khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải (Thái Bình), khu bảo vệ cảnh quan Hương Sơn (Hà Nội), Văn hóa - lịch sử Nam Đàn (Nghệ An),...

Đến năm 2020, cả nước sẽ có 176 khu rừng đặc dụng (gồm 34 vườn quốc gia; 58 khu bảo tồn thiên nhiên; 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 61 khu bảo vệ cảnh quan và các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học) với tổng diện tích 2.462,31 nghìn ha, tăng 87,67ha. Đất rừng sản xuất cũng điều chỉnh tăng 1.135,82ha, lên 9.267,94ha.

Nhằm đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, diện tích đất khu công nghiệp và đất đô thị đều được điều chỉnh tăng. Cụ thể, đến năm 2020, điện tích đất khu công nghiệp là 200,01 nghìn ha, tăng thêm 96,69 nghìn ha so với năm 2015. 

Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa dự kiến là 38 - 40%, với khoảng 38 - 40 triệu dân đô thị. Đến năm 2020, diện tích đất đô thị phải đạt 1.941,74 nghìn ha, tăng 424,59 nghìn so với năm 2010 và tăng 299,32 nghìn ha so với năm 2015. Riêng đất ở tại đô thị phải đạt 199,13 nghìn ha, chiếm 10,25% đất đô thị (bình quân có 50m²/người). Hiện, dự thảo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2020 đang được Bộ Tài nguyên – Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Quốc hội phê duyệt.

Khánh Vy

Hoà trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), tối 17/5, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.  Chương trình do Bộ Công an, Cục Công tác chính trị chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm phối hợp cùng các đơn vị tổ chức.

Để phục vụ yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án “Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn (Công ty Thanh Tuấn), Ban Quản lý dự án hạ tầng đô thị (Ban hạ tầng) cùng một số đơn vị liên quan, ngày 12/2 vừa qua Cục CSĐT tội phạm và tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục CSKT) Bộ Công an tiếp tục đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh và các sở, ngành liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu của dự án…

Việt Nam vốn đa dạng về văn hóa và ẩm thực cũng là một nét đặc trưng để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn khá nhức nhối trong xã hội. Việc quảng cáo thổi phồng các thực phẩm, đồ ăn, thức uống… đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn, đòi hỏi sự vào cuộc của quyết liệt của cả cộng đồng và cơ quan chức năng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.