Giếng nước bất ngờ phun cao 20m: Lo ngại nguy cơ sụt lún

10:03 04/06/2015
Ngày 1/6, khi tiến hành khoan giếng trên rẫy của gia đình ông Nguyễn Văn Bảnh (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thì bất ngờ giếng nước phun cao, có lúc tới 20m. Theo các nhà khoa học, đây không phải hiện tượng bất thường tuy nhiên nếu không kịp thời khống chế, việc phun nước thời gian dài có thể gây ra nguy cơ sụt lún nền đất khu vực. Ngoài ra, nhiều khả năng, nguồn nước phun lên là nước khoáng, do đó cần phải bảo vệ và sử dụng hợp lí, tránh phun trào lãng phí…

Là chuyên gia về tài nguyên nước, TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu khẳng định: “Nguồn nước ngầm chỉ phun lên trong 2 trường hợp: áp suất tại chỗ và áp suất nối thông. Với trường hợp này, nếu chỉ có túi nước nhỏ thì với áp suất tại chỗ, nước không thể phun cao tới 20m, trong thời gian dài như vậy. Nhiều khả năng ở dưới có một túi nước nối thông với một nguồn nước rất lớn ở trên cao, tạo ra áp lực rất mạnh từ trên xuống”.

Vị chuyên gia này cũng tỏ ra lo ngại: “Ở một vùng đất khô hạn như vậy mà có nguồn nước lớn phun lên, đây là chuyện tốt. Nếu đó là nước sạch thì sẽ là nguồn dự trữ nước rất lớn cho người dân. Tuy nhiên, nếu không khống chế được nguồn nước này sẽ gây lãng phí, đồng thời có thể gây nguy cơ sụt lún tại khu vực do lòng đất bị rỗng. Với giếng nước phun cao tới 20m, việc khống chế là không dễ. Do vậy cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng tại địa phương, người dân không thể tự làm được. Đây là lúc các nhà khoa học phải lên tiếng giúp người dân, xác định nguồn gốc nước ấy từ đâu, chất lượng thế nào”.

Mặc dù cho rằng nguồn nước ngầm cơ bản tốt, song TS Tứ cũng khuyến cáo người dân khu vực không nên vội vã sử dụng nguồn nước tại đây. “Người dân nên chờ đợi kết luận của cơ quan chức năng về chất lượng nguồn nước, xem nó có nhiễm độc, nhiễm asen hay không. Việc kiểm định chất lượng nước có thể được thực hiện rất dễ dàng, nhanh chóng” - TS Tứ nhấn mạnh.

Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không vội vã sử dụng nguồn nước từ giếng phun.

Là chuyên gia địa chất đã từng phối hợp cùng các chuyên gia Nga khảo sát khu vực này, ông Đỗ Tiến Hùng - nguyên Phó Cục trưởng Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên - Môi trường), nguyên Giám đốc Trung tâm điều tra quy hoạch tài nguyên nước quốc gia khẳng định, hiện tượng giếng nước tự phun lên không có gì bất thường, nhiều nơi cũng đã xảy ra những hiện tượng tương tự. Tuy nhiên, nhiều khả năng đây không phải nguồn nước bình thường, mà là nước khoáng. “Khu vực này có tiềm năng nước khoáng rất lớn.

Trước năm 1975, nơi đây đã có giếng khoan, phát hiện được nguồn nước khoáng. Sau đó, người dân lẻ tẻ đào giếng bằng tay cũng phát hiện ra nước khoáng. Nhà nước cũng đã đầu tư thăm dò và đăng kí thương hiệu nước khoáng ở đây, với cái tên “nước khoáng suối Nghệ”. Điều bất thường ở đây là giếng nước phun cao tới 20m, chứng tỏ túi nước bên dưới rất lớn, do đó cần phải khảo sát kĩ lưỡng để có phương án bảo vệ, sử dụng hiệu quả” – ông Hùng nói.

Vị chuyên gia này cũng khẳng định, khu vực khoan giếng có nền địa chất tốt, chủ yếu là đá bazan, nên khó có thể tạo ra nguy cơ sụt lún nền đất. Tuy nhiên, khu vực này có tích tụ CO2 rất lớn, vì thế người dân không nên xuống vị trí đào giếng để đảm bảo an toàn. 

“Trước đây, khi tôi cùng các chuyên gia Nga khảo sát khu vực này, đã từng có người chết vì ngạt khí CO2 khi xuống các giếng đào. Do hoạt động kiến tạo địa chất, nơi đây rất nhiều khí CO2. Người dân có thể quan sát, vào mùa mưa, rất nhiều nơi sủi bọt, đó là bọt khí CO2. Nếu bắt buộc phải xuống các giếng đào, người dân nên trang bị bình tiếp khí để tránh bị ngộ độc” – ông Hùng nhấn mạnh.

Phân tích, xét nghiệm mẫu nước ngầm 

Chiều 3/6, đoàn công tác của Sở KH&CN, Sở TN&MT cùng huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đến khu vực giếng khoan trong vườn nhà ông Nguyễn Văn Bảnh (thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) để lấy mẫu nước, tìm hiểu nguyên nhân dòng nước giếng phun cao khoảng 15m trong ba ngày qua.

Theo cán bộ Sở KH&CN, do quá trình kiến tạo địa chất hoặc do trầm tích sinh ra khí nên khi khoan vào gặp túi nước sẽ xảy ra hiện tượng phun trào do chênh lệch áp suất. Đây là hiện tượng bình thường và nước sẽ dừng phun khi áp suất giảm.

Trong thời gian chờ kết quả phân tích, Sở KH&CN đề nghị người dân hạn chế sử dụng trực tiếp và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Bách Nhật

Khánh Vy

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文