“Gieo” con chữ nơi lưng trời Mèo Vạc

14:33 18/10/2014

Có đến các bản vùng cao lưng trời Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tiếp xúc với những thầy cô giáo “cắm bản” nơi núi đá tai mèo hiểm trở, chúng tôi thêm hiểu thế nào là sự dấn thân, cống hiến của những người làm công tác giáo dục nơi đây. Ở nơi ấy, quên đi những khó khăn vất vả, thiếu thốn bộn bề, các thầy, các cô vẫn miệt mài bám bản, bám điểm trường “gieo” con chữ.

Khó khăn nhường chỗ cho sự học

Trời Mèo Vạc sáng cuối thu, sương sớm giăng dày hơn mọi hôm. Nhiều gia đình vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Các thầy cô giáo “cắm bản” điểm trường Tiểu học Tả Lủng, xã Tả Lủng đã trở dậy tự lúc nào. Trong căn nhà đơn sơ của điểm Trường, thầy Ma Công Lư đang hoàn tất giáo án để lên lớp môn Toán. Với thầy, ngày mới bắt đầu là một ngày thầy được thỏa mong ước truyền thụ kiến thức cho các em học sinh nơi vùng cao Tả Lủng.

Thầy Ma Công Lư tâm sự, bản thân là một trong những thầy cô giáo trẻ bám bản vùng cao Mèo Vạc. Sớm có ước mong sau này sẽ được đứng trên bục giảng, “gieo” con chữ cho các em học sinh khó khăn vùng cao nơi địa đầu Tổ quốc, nên tháng 10/2013, sau khi tốt nghiệp đại học, chuyên ngành giáo dục tiểu học, người thanh niên quê Chiêm Hóa (Tuyên Quang) này đã ngược hơn 300 cây số đường đèo hiểm trở, lên với bà con vùng cao Mèo Vạc. Do địa hình cách trở nên đã một năm qua, thầy Lư mới về quê có một lần. “Nhiều lúc, thấy nhớ nhà, nhớ chúng bạn ở quê lắm, nhưng biết sao được, tất cả cũng vì sự học của các em vùng cao nên mình phải cố vượt qua thôi anh ạ!”, thầy Lư tiếp lời.

Gặp gỡ các thầy cô, chúng tôi càng thêm thấy sự khó khăn, vất vả của các thầy cô giáo nơi đây. Khó khăn là thế, vất vả là thế nhưng dường như không làm nản lòng các thầy cô giáo. Đã 20 năm trôi qua, song những kỷ niệm ngày đầu đặt chân lên Mèo Vạc “gieo” con chữ vẫn luôn dội về trong tâm trí cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm – Hiệu phó Trường Tiểu học Tả Lủng. Cô quê ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Năm 1994, thời điểm mà các huyện vùng cao Hà Giang vẫn còn bị chia cách do hệ thống đường sá đi lại khó khăn, sau khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, cô giáo Tâm đã không quản khó khăn, tình nguyện lên Mèo Vạc nhận công tác. Vào thời điểm ấy, khi nghe đến Hà Giang, nhiều người đã thấy xa xăm rồi, chứ đừng nói đến Mèo Vạc.

Một giờ lên lớp của thầy Ma Công Lư, Trường Tiểu học Tả Lủng.

Cô giáo Tâm nhớ lại, ngày đó, đường sá đi lại khó khăn, xe khách không nhiều như bây giờ, nên để lên tới Mèo Vạc, cô phải mất tới một ngày ngồi trên xe. Khi mới đặt chân lên đây, tuổi trẻ, lần đầu xa nhà, những đêm cô quạnh nơi núi đá tai mèo, không điện, không điện thoại liên lạc khiến cô sinh viên sư phạm mới ra trường không khỏi nhớ nhà, nhớ người thân. Những lúc đó cô chỉ biết nhắm nghiền mắt rồi nghĩ: “Khó khăn rồi cũng qua cả thôi!”. Thời điểm đó, cuộc sống khó khăn, nhiều gia đình chưa chú trọng đến sự học cho con em mình. Hằng ngày, trước khi lên lớp, cô Tâm vẫn thường đến từng hộ gia đình để vận động các em học sinh đến trường nghe giảng. Cũng chính những lần vượt đèo, lội suối đến các bản như vậy, từ một người không biết tiếng Mông, đến nay, cô đã nói thông, viết thạo. Khi nghe cô nói chuyện ngỡ tưởng cô là người bản xứ vậy. “Học và biết tiếng Mông khiến mình cảm thấy gần gũi, thân thiết với bà con dân bản, với cuộc sống ở nơi đây nhiều hơn. Chính tiếng Mông đã gắn kết mình với các bản làng đó”, cô giáo Tâm thổ lộ.

Thắp sáng những ước mơ

Ở Mèo Vạc, những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền, cuộc sống của bà con đã có nhiều đổi thay đáng kể. Song, do địa hình hiểm trở, đường đi lại khó khăn nên cuộc sống của bà con, việc “nuôi” con chữ ở các bản vùng cao nơi đây còn những hạn chế nhất định. Và cũng chính từ những khó khăn ấy đã cho thấy, sự học của các em vùng cao nơi đây đang ngày một… thăng hoa, đang được các thầy cô giáo “cắm bản” hun đúc. Giờ lên lớp của thầy Ma Công Lư hôm nay thật rộn rã. Tiếng các em học sinh người Mông đồng thanh ôn lại các bài Toán khiến ai khi chứng kiến cũng đều thấy ấm lòng. Nói là phòng học, chứ thực chất, đây là gian phòng tạm bợ được lợp bởi những tấm ván, cót ép ghép dở. Ngày nắng thì nóng nực, còn ngày mưa, ngày gió thì ôi thôi! Vất vả thay…

 Ở Sủng Trà cũng vậy. Các điểm trường của Trường Tiểu học Sủng Trà (Mèo Vạc) cũng chưa hết khó khăn, thiếu thốn. Còn đường “vắt núi” dẫn lên một số điểm trường ở các bản: Sủng Trà, Sủng Pờ B, Lủng Vái B… khiến chúng tôi hơn một lần lạnh gáy vì sự cheo leo, chênh vênh của nó. Chỉ cần sểnh chân một chút, người đi đường có thể rơi xuống vực ngay. Chưa hết, nhiều điểm bản nằm cách trung tâm xã cả buổi cuốc bộ... Miêu tả bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy rằng, địa hình nơi đây hiểm trở, cuộc sống của bà con nơi đây khó khăn đến nhường nào. Cô Lâm Thị Nhịt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sủng Trà, người có hơn 20 năm “cắm bản” vùng cao Mèo Vạc chia sẻ, trường có 43 lớp cùng 647 em học sinh (đạt gần 100% học sinh người dân tộc Mông). Tỷ lệ học sinh khá giỏi luôn trên 36%. Do các bản nằm rải rác trên các đỉnh đồi, ngọn núi, nên để thuận tiện cho sự nghiệp “trồng người” nơi đây, nhà trường đã thành lập 9 điểm trường trực thuộc (nằm ở 9 bản khác nhau). Mọi sinh hoạt của các thầy cô giáo “cắm bản” ở những nơi này đều gắn chặt với các bản làng. Hằng tháng, hoặc khi có việc đột xuất, các thầy cô mới trở về điểm trường trung tâm để họp.

Đang nghe cô hiệu trưởng giới thiệu qua về trường, đột nhiên, vẳng bên tai đâu đó tiếng cười giòn của mấy em học sinh. Tiếng cười ấy trong trẻo tựa màn sương trắng ban sớm đang chực đổ xuống nóc các ngôi nhà trình tường Mèo Vạc vậy. Em Thào Thị Mai, lớp 5A, Trường Tiểu học Sủng Trà, vận bộ quần áo người Mông sặc sỡ sắc màu. Trên cổ, quàng chiếc khăn quàng đỏ tươi thắm, mắt tròn xoe, lạ lẫm nhìn chúng tôi. Mai trò chuyện với chúng tôi bằng tiếng Kinh rất thạo. Mai bảo, nhờ các thầy, các cô nên bố mẹ em cho em đi học. Em đã biết nói, biết đọc tiếng phổ thông. Cũng nhờ các thầy, các cô mà em có được cuốn “từ điển” tiếng chúng em (tiếng Mông – PV) và tiếng các thầy, cô (tiếng Kinh – PV). Trong câu chuyện với Mai, chúng tôi được biết, ước mơ của Mai sau này được trở thành cô giáo, được quay lại bản làng, dạy con chữ cho các em học sinh ở thôn bản mình. Vâng! Ước mơ ấy thật giản dị và thật đáng trân trọng. Mong sao, ước mơ đó của Mai, cũng như của các em học sinh vùng cao Mèo Vạc sớm thành hiện thực

Trần Huy

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文