“Gieo” con chữ nơi lưng trời Mèo Vạc

14:33 18/10/2014

Có đến các bản vùng cao lưng trời Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tiếp xúc với những thầy cô giáo “cắm bản” nơi núi đá tai mèo hiểm trở, chúng tôi thêm hiểu thế nào là sự dấn thân, cống hiến của những người làm công tác giáo dục nơi đây. Ở nơi ấy, quên đi những khó khăn vất vả, thiếu thốn bộn bề, các thầy, các cô vẫn miệt mài bám bản, bám điểm trường “gieo” con chữ.

Khó khăn nhường chỗ cho sự học

Trời Mèo Vạc sáng cuối thu, sương sớm giăng dày hơn mọi hôm. Nhiều gia đình vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Các thầy cô giáo “cắm bản” điểm trường Tiểu học Tả Lủng, xã Tả Lủng đã trở dậy tự lúc nào. Trong căn nhà đơn sơ của điểm Trường, thầy Ma Công Lư đang hoàn tất giáo án để lên lớp môn Toán. Với thầy, ngày mới bắt đầu là một ngày thầy được thỏa mong ước truyền thụ kiến thức cho các em học sinh nơi vùng cao Tả Lủng.

Thầy Ma Công Lư tâm sự, bản thân là một trong những thầy cô giáo trẻ bám bản vùng cao Mèo Vạc. Sớm có ước mong sau này sẽ được đứng trên bục giảng, “gieo” con chữ cho các em học sinh khó khăn vùng cao nơi địa đầu Tổ quốc, nên tháng 10/2013, sau khi tốt nghiệp đại học, chuyên ngành giáo dục tiểu học, người thanh niên quê Chiêm Hóa (Tuyên Quang) này đã ngược hơn 300 cây số đường đèo hiểm trở, lên với bà con vùng cao Mèo Vạc. Do địa hình cách trở nên đã một năm qua, thầy Lư mới về quê có một lần. “Nhiều lúc, thấy nhớ nhà, nhớ chúng bạn ở quê lắm, nhưng biết sao được, tất cả cũng vì sự học của các em vùng cao nên mình phải cố vượt qua thôi anh ạ!”, thầy Lư tiếp lời.

Gặp gỡ các thầy cô, chúng tôi càng thêm thấy sự khó khăn, vất vả của các thầy cô giáo nơi đây. Khó khăn là thế, vất vả là thế nhưng dường như không làm nản lòng các thầy cô giáo. Đã 20 năm trôi qua, song những kỷ niệm ngày đầu đặt chân lên Mèo Vạc “gieo” con chữ vẫn luôn dội về trong tâm trí cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm – Hiệu phó Trường Tiểu học Tả Lủng. Cô quê ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Năm 1994, thời điểm mà các huyện vùng cao Hà Giang vẫn còn bị chia cách do hệ thống đường sá đi lại khó khăn, sau khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, cô giáo Tâm đã không quản khó khăn, tình nguyện lên Mèo Vạc nhận công tác. Vào thời điểm ấy, khi nghe đến Hà Giang, nhiều người đã thấy xa xăm rồi, chứ đừng nói đến Mèo Vạc.

Một giờ lên lớp của thầy Ma Công Lư, Trường Tiểu học Tả Lủng.

Cô giáo Tâm nhớ lại, ngày đó, đường sá đi lại khó khăn, xe khách không nhiều như bây giờ, nên để lên tới Mèo Vạc, cô phải mất tới một ngày ngồi trên xe. Khi mới đặt chân lên đây, tuổi trẻ, lần đầu xa nhà, những đêm cô quạnh nơi núi đá tai mèo, không điện, không điện thoại liên lạc khiến cô sinh viên sư phạm mới ra trường không khỏi nhớ nhà, nhớ người thân. Những lúc đó cô chỉ biết nhắm nghiền mắt rồi nghĩ: “Khó khăn rồi cũng qua cả thôi!”. Thời điểm đó, cuộc sống khó khăn, nhiều gia đình chưa chú trọng đến sự học cho con em mình. Hằng ngày, trước khi lên lớp, cô Tâm vẫn thường đến từng hộ gia đình để vận động các em học sinh đến trường nghe giảng. Cũng chính những lần vượt đèo, lội suối đến các bản như vậy, từ một người không biết tiếng Mông, đến nay, cô đã nói thông, viết thạo. Khi nghe cô nói chuyện ngỡ tưởng cô là người bản xứ vậy. “Học và biết tiếng Mông khiến mình cảm thấy gần gũi, thân thiết với bà con dân bản, với cuộc sống ở nơi đây nhiều hơn. Chính tiếng Mông đã gắn kết mình với các bản làng đó”, cô giáo Tâm thổ lộ.

Thắp sáng những ước mơ

Ở Mèo Vạc, những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền, cuộc sống của bà con đã có nhiều đổi thay đáng kể. Song, do địa hình hiểm trở, đường đi lại khó khăn nên cuộc sống của bà con, việc “nuôi” con chữ ở các bản vùng cao nơi đây còn những hạn chế nhất định. Và cũng chính từ những khó khăn ấy đã cho thấy, sự học của các em vùng cao nơi đây đang ngày một… thăng hoa, đang được các thầy cô giáo “cắm bản” hun đúc. Giờ lên lớp của thầy Ma Công Lư hôm nay thật rộn rã. Tiếng các em học sinh người Mông đồng thanh ôn lại các bài Toán khiến ai khi chứng kiến cũng đều thấy ấm lòng. Nói là phòng học, chứ thực chất, đây là gian phòng tạm bợ được lợp bởi những tấm ván, cót ép ghép dở. Ngày nắng thì nóng nực, còn ngày mưa, ngày gió thì ôi thôi! Vất vả thay…

 Ở Sủng Trà cũng vậy. Các điểm trường của Trường Tiểu học Sủng Trà (Mèo Vạc) cũng chưa hết khó khăn, thiếu thốn. Còn đường “vắt núi” dẫn lên một số điểm trường ở các bản: Sủng Trà, Sủng Pờ B, Lủng Vái B… khiến chúng tôi hơn một lần lạnh gáy vì sự cheo leo, chênh vênh của nó. Chỉ cần sểnh chân một chút, người đi đường có thể rơi xuống vực ngay. Chưa hết, nhiều điểm bản nằm cách trung tâm xã cả buổi cuốc bộ... Miêu tả bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy rằng, địa hình nơi đây hiểm trở, cuộc sống của bà con nơi đây khó khăn đến nhường nào. Cô Lâm Thị Nhịt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sủng Trà, người có hơn 20 năm “cắm bản” vùng cao Mèo Vạc chia sẻ, trường có 43 lớp cùng 647 em học sinh (đạt gần 100% học sinh người dân tộc Mông). Tỷ lệ học sinh khá giỏi luôn trên 36%. Do các bản nằm rải rác trên các đỉnh đồi, ngọn núi, nên để thuận tiện cho sự nghiệp “trồng người” nơi đây, nhà trường đã thành lập 9 điểm trường trực thuộc (nằm ở 9 bản khác nhau). Mọi sinh hoạt của các thầy cô giáo “cắm bản” ở những nơi này đều gắn chặt với các bản làng. Hằng tháng, hoặc khi có việc đột xuất, các thầy cô mới trở về điểm trường trung tâm để họp.

Đang nghe cô hiệu trưởng giới thiệu qua về trường, đột nhiên, vẳng bên tai đâu đó tiếng cười giòn của mấy em học sinh. Tiếng cười ấy trong trẻo tựa màn sương trắng ban sớm đang chực đổ xuống nóc các ngôi nhà trình tường Mèo Vạc vậy. Em Thào Thị Mai, lớp 5A, Trường Tiểu học Sủng Trà, vận bộ quần áo người Mông sặc sỡ sắc màu. Trên cổ, quàng chiếc khăn quàng đỏ tươi thắm, mắt tròn xoe, lạ lẫm nhìn chúng tôi. Mai trò chuyện với chúng tôi bằng tiếng Kinh rất thạo. Mai bảo, nhờ các thầy, các cô nên bố mẹ em cho em đi học. Em đã biết nói, biết đọc tiếng phổ thông. Cũng nhờ các thầy, các cô mà em có được cuốn “từ điển” tiếng chúng em (tiếng Mông – PV) và tiếng các thầy, cô (tiếng Kinh – PV). Trong câu chuyện với Mai, chúng tôi được biết, ước mơ của Mai sau này được trở thành cô giáo, được quay lại bản làng, dạy con chữ cho các em học sinh ở thôn bản mình. Vâng! Ước mơ ấy thật giản dị và thật đáng trân trọng. Mong sao, ước mơ đó của Mai, cũng như của các em học sinh vùng cao Mèo Vạc sớm thành hiện thực

Trần Huy

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文