Gieo con chữ trên đôi chân tật nguyền

08:18 31/03/2015
Là thanh niên nghị lực, Bùi Văn Bình lặng lẽ gieo con chữ trên chính đôi chân tật nguyền, “thắp lửa” để ước mơ các em nhỏ bay xa.

Là học sinh giỏi nhiều năm liên tục, Bùi Văn Bình, 37 tuổi, ở thôn Yên,  xã Kim Truy, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) bỗng nhiên bị sốt co giật, phải nằm liệt giường. Bình may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, nhưng oái oăm thay, chân tay anh bị tê liệt, không cử động được. Ước mơ vào giảng đường đại học tan biến, Bình nuốt giọt nước mắt đắng cay vào lòng. 

Chán nản, suy sụp, đã có lúc Bình nghĩ đến cái chết để giải thoát bản thân. Nhưng vốn là thanh niên nghị lực, Bình đứng dậy bằng đôi chân của mình, lặng lẽ gieo con chữ trên chính đôi chân tật nguyền, “thắp lửa” để ước mơ các em nhỏ bay xa.

Lớp học của thầy Bình.

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại thôn Yên, xã Kim Truy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, lúc nhỏ, Bùi Văn Bình cũng khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình Bình gặp nhiều khó khăn, cách trở. Khi Bình 6 tuổi thì bố qua đời, mẹ đi bước nữa với người đàn ông khác, bỏ lại 2 anh em Bình bơ vơ không nơi nương tựa. 

Thiếu hơi ấm của cha, lòng bao dung của mẹ, song 2 anh em Bình còn có bà con, xóm làng tốt bụng, che chở. Người dân trong thôn cảm thông hoàn cảnh khó khăn của 2 anh em đã hỗ trợ từ gạo, rau, củ để sống qua ngày. Tuổi thơ đầy vất vả, cơ cực tưởng chừng được bù đắp bởi sự chăm ngoan, học giỏi của Bình. 

Ấy vậy, tai họa vẫn chưa buông tha cho Bình. Năm học lớp 4, một trận ốm nặng đã biến đôi chân bình thường của Bình trở nên mất phản xạ, tay co quắp không thể vận động và làm việc một cách dễ dàng như trước. Lúc đó, trường học xa, gia đình khó khăn, nhiều người khuyên Bình nghỉ học nhưng anh nhất quyết không chịu. 

Những ngày đầu, Bình phải “bò” đến lớp. Đầu gối sưng vù, rớm máu, bàn tay bỏng rát. Cảm phục trước tinh thần hiếu học của Bình, các thầy, cô giáo Trường THCS Kim Truy đã động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để anh tới lớp. 

Hằng ngày, các bạn ở lớp thay phiên nhau cõng, dìu Bình đến trường. Khó khăn vất vả, những ngày mưa rét, nắng nóng, Bình vẫn cố gắng đến trường. Bị khuyết tật nhưng bù lại Bình có trí thông minh và đức tính cần cù. Trong suốt những năm học sau đó, anh đều là học sinh khá, giỏi của trường.

Đến năm học lớp 12, khi vừa bước qua tuổi 18, Bình bị một trận ốm nặng tưởng chừng không qua khỏi. Nhưng khi nằm trên giường bệnh, anh chỉ lo sẽ phải bỏ dở năm học lớp 12, bỏ dở ước mơ có được tấm bằng tốt nghiệp THPT. 

Sau một thời gian dài chạy chữa, anh qua khỏi nhưng trận ốm đã thực sự cướp đi đôi chân của anh, anh bị liệt hẳn, không thể đi lại, bàn tay co quắp, không thể làm ngay cả những việc giản đơn nhất. Bình phải bỏ dở việc học hành trong nước mắt. 

Cuộc sống tưởng chừng chấm dứt với Bình. Từ thanh niên khỏe mạnh, Bình trở thành kẻ vô dụng. Anh chán nản, suy sụp. Gia đình, bè bạn động viên, chia sẻ giúp Bình vơi đi nỗi buồn, tìm lại niềm vui cuộc sống. Những ngày sau đó, tư tưởng ổn định, Bình quyết tâm đứng dậy để khẳng định rằng, dù tàn tật vẫn phải sống có ích cho xã hội.

Bình tâm sự: “Chính vào lúc bế tắc nhất của cuộc đời, tôi đã nhận được sự quan tâm của bạn bè, thầy cô giáo và những người thân quanh mình. Tôi hiểu rằng, cuộc sống với một người khuyết tật ở chân vẫn chưa phải là đã hết, tôi vẫn còn cái đầu suy nghĩ, đôi mắt sáng thì tôi vẫn còn có thể cống hiến được cho xã hội”. 

Bình nhận thấy, nhiều gia đình còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhiều em nhỏ không thể đến trường để theo đuổi ước mơ học chữ. Trong đầu anh nảy lên ý tưởng mở lớp học dạy cho trẻ em nghèo. Ban đầu, nhiều người lo ngại, cho rằng Bình còn không tự làm việc bản thân thì làm sao dạy dỗ các em. Bình có tiền sử sốt co giật, ảnh hưởng tới trí não nên họ không yên tâm giao con cho Bình. Tuy nhiên, việc mở lớp của Bình nhận được sự ủng hộ của một số người thân gia đình.

Mới đầu có 3 em là con của những người bạn thân, cảm phục trí thông minh và sự nỗ lực của anh đã đưa con em đến học. Chỉ thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn của Bình, các em học hành tiến bộ. Sau đó, lớp học của anh đã thu hút hơn hai chục em, chủ yếu là con các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Để đảm bảo việc học tập, anh chia lớp thành ba ca, từ sáng đến tối.

Bình cho biết: “Có những em học sinh lớp 1, nhiều từ phổ thông các em không hiểu, đến đây mình giảng lại và giúp các em luyện chữ, luyện toán. Với các em lớp lớn có thể giảng giải lại những bài toán, bài văn khó mà các em chưa hiểu. Kiến thức mỗi ngày một khác nên mình cũng phải chịu khó học hỏi, đọc thêm tài liệu để làm sao cách học phù hợp với các em”. 

Quá trình dạy học, Bình không thu học phí. Nhiều gia đình tự nguyện hằng tháng đóng góp 50.000đ để làm kinh phí dạy học. Bình dùng số tiền đó mua sách vở, bút mực và những món quà nhỏ để thưởng cho các em học tốt. Không chỉ dạy kiến thức, Bình còn truyền dạy cho các em đạo lý làm người thông qua những câu chuyện, trang báo mà hằng ngày anh đọc cho các em nghe.

Niềm vui đến với Bình khi mới đây, anh được chọn là điển hình trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của huyện Kim Bôi. Tại hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị do Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức, mọi người thực sự xúc động, cảm phục khi nghe lại toàn bộ câu chuyện về Bình. Tấm gương học tập, nghị lực vượt khó vươn lên của Bình được nhân rộng và trở thành động lực để mọi người noi theo.

Như Hùng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文