Giọt nước mắt của người mắc mưu kẻ xấu trở về buôn làng

01:12 28/04/2013
Trở về với gia đình sau hơn 4 năm lưu lạc nơi đất khách quê người, ôm mẹ già và vợ con vào lòng, Giàng A Chống mới hiểu rõ ra được lỗi lầm của mình. Anh ta bật khóc, có lẽ đây là những giọt nước mắt hối lỗi chân thành nhất của một kẻ từng trốn đi nước ngoài để hoạt động chống phá chính quyền nhân dân…

Ngày hôm nay, được sống trong tình yêu thương, sự tha thứ của chính quyền, của bản làng, Giàng A Chống (25 tuổi, trú xã Đắk Rmăng, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) đã đủ tự tin để đứng lên nhận lỗi và vạch trần âm mưu của những kẻ đã lừa phỉnh Chống cũng như nhiều người dân khác bán nhà, bán rẫy để đi thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông”.

Bên ly rượu ngô thơm nồng, thứ rượu mà hơn bốn năm nay Giàng A Chống chưa bao giờ được uống, hắn bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về quãng thời gian “mê muội” nhất của đời mình. Vào đầu năm 2006, khi nghe một số đối tượng dụ dỗ, Giàng A Chống đã trốn sang Trung Quốc để tham gia vào cái gọi là “Bộ đội Mông”, tuy nhiên khi vừa ra đến tỉnh Điện Biên thì bị lực lượng Công an huyện Mường Nhé bắt giữ và buộc phải quay về tỉnh Đắk Nông.

Trong thời gian sống ở nhà, Chống được cơ quan Công an huyện mời lên làm việc, lo sợ bị bắt giam nên Chống lại tìm đường bỏ trốn sang Trung Quốc và gặp được Giàng Nhìa Cha, một tên buôn người khét tiếng. Giàng Nhìa Cha đã nói với Chống rằng muốn giàu có, sung túc thì cùng hắn sang biên giới Myanmar để tham gia quân đội Vang (tên gọi một nhóm thổ phỉ ở Myanmar). “Làm bộ đội Vang sẽ có tiền, có xe, sau này đánh chiếm được đất đai thì sẽ chia cho tất cả cùng chung sống”.

Nghe những lời đường mật của Giàng Nhìa Cha, Chống đã gật đầu đồng ý mà không biết rằng một cái bẫy đang được sắp đặt sẵn để dành cho Chống. Trải qua quãng thời gian huấn luyện gian khổ trong doanh trại của quân đội Vang, Giàng A Chống cũng như một số người Mông nhẹ dạ cả tin khác vẫn hi vọng vào một ngày sớm nhất sẽ được “tốt nghiệp” và đưa đi đánh chiếm, sẽ được chia đất đai, nhà cửa. Nhưng không ngờ một hôm doanh trại tổ chức liên hoan, sau khi nhậu say Chống quay trở về phòng của mình, khi đi ngang Ban chỉ huy doanh trại thì tình cờ nghe được câu chuyện giữa Giàng Nhìa Cha và Chỉ huy của doanh trại. Qua nội dung câu chuyện Giàng A Chống mới biết được rằng Giàng Nhìa Cha đã bán Chống cho quân đội Vang với giá 50.000 Nhân dân tệ (tiền Trung Quốc) và sắp tới sẽ đưa Chống và những người khác đi làm bia đỡ đạn cho một số cuộc nổi dậy ở đây.

Giàng A Chống ôm mẹ khóc nức nở sau hơn 4 năm trời xa cách.

Quá hoảng sợ, ngay trong đêm Giàng A Chống đã lấy trộm một chiếc xe máy và trốn khỏi doanh trại. Đi hơn một ngày đêm thì Giàng A Chống đến được tỉnh Chiềng Kha (gần biên giới Trung Quốc) và xin vào ở nhờ nhà một người dân. Tại đây Chống đã kể rõ sự tình và được người này giới thiệu cho đi làm công nhân cao su, làm được 3 tháng thì ở Myanmar xảy ra đụng độ giữa quân đội Vang và một nhóm phỉ khác. Sợ bị liên lụy, ông chủ đồn điền cao su đã đuổi việc Chống. Mất việc, Giàng A Chống bỏ đi lang thang hơn một tháng trời, có lúc đói quá phải đào củ chuối lên ăn.

May mắn cho Chống là trong lúc bị đói nằm ngất bên vệ đường thì được một người dân phát hiện đưa vào nhà cho ăn uống, tỉnh lại Chống mới kể hết sự tình và được người này dẫn đi làm công nhân trồng chuối ở tỉnh Mùng Lùng (Trung Quốc). Tại đây, Giàng A Chống đã gặp được Giàng A Là (một đối tượng phản động từng tham gia bạo loạn Mường Nhé năm 2011) rủ sang tỉnh Giang Thành để gặp “thủ lĩnh” Giàng Giả Sân. Khi gặp Chống, Giàng Giả Sân đã nói với Chống rằng: “Hai tỉnh Xiêng Khoảng và Lồng Chênh nước Lào trước kia là đất của người Mông, bây giờ thành lập quân đội Mông để chiếm lại, ai tham gia thì sau này sẽ được chia đất, chia nhà cửa, còn không thì sẽ bị đuổi vào rừng ở”.

Khi nghe Giàng Giả Sân nói vậy, Chống đồng ý tham gia vào quân đội Mông và được đối tượng này giao cho việc tìm đường đưa hơn 30 thanh niên người Mông vừa ở Việt Nam sang Lào để hoạt động chống phá. Ngày 3/8/2012, Giàng Giả Sân tiếp tục chỉ đạo Giàng A Chống về Việt Nam để mua sim điện thoại phục vụ liên lạc, khi Chống vừa bước sang biên giới Việt Nam thì bị Công an bắt giữ.

Khi bị bắt, tưởng rằng với trọng tội trốn đi nước ngoài chống phá Nhà nước, Giàng A Chống sẽ bị pháp luật trừng trị bằng một bản án thích đáng. Nhưng không ngờ, khi được bàn giao cho Công an tỉnh Đắk Nông, Chống đã được đưa về để đoàn tụ với gia đình. Trước khi được đưa về nhà, Giàng A Chống được sắp xếp cho ở một phòng trong nhà khách Công an tỉnh. Tâm sự với chúng tôi, Chống vẫn không tin đó là sự thật, “Em được về nhà, không phải vào tù nữa phải không anh?”.

Đúng vậy, sáng sớm hôm sau, đoàn công tác của Công an tỉnh Đắk Nông do Thượng tá Lê Hữu Lành, Phó trưởng Phòng An ninh dân tộc dẫn đầu đi cùng với Giàng A Chống theo hướng xã Đắk Rmăng, huyện Đắk Glong thẳng tiến. Khi xe gần đến nhà của Chống, từ xa đã thấy rất nhiều người dân trong xã đến để chia vui và mừng Chống trở về. Bước xuống xe, Giàng A Chống chạy lại ôm mẹ cùng vợ con vào lòng và khóc nức nở. Nhìn những giọt nước mắt của Chống, chúng tôi tin rằng hắn đã thực sự nhận ra lỗi lầm và sẽ không bao giờ nghe theo kẻ xấu để làm điều sai trái nữa

Minh Tín

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文