Giúp người dân vươn lên thoát nghèo ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

08:03 02/03/2020
Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã thực hiện có hiệu quả lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp người dân khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, từng bước chuyển đổi sang hình thức sản xuất hàng hóa, phát triển các mô hình kinh tế… góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân.


Mù Cang Chải là một trong 64 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Toàn huyện có 13 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm 91%; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương như chương trình 30a, chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới… những chương trình này là động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo, tập trung nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các xã và người dân trong công tác giảm nghèo; lấy phát triển du lịch, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm là hướng đi phù hợp để người dân phát triển kinh tế.

Cùng với đó, tuyên truyền đến chính quyền và nhân dân trong huyện về chính sách, đối tượng thụ hưởng, quyền lợi khi tham gia chương trình để các đối tượng nắm bắt được thông tin, yêu cầu. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ.

Ông Trương Đăng Hùng, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải cho biết, để giảm nghèo bền vững, huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương trong việc thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững; hạn chế tái nghèo tập trung đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống an sinh xã hội; nâng cao công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp, cũng như tham gia lao động trong và ngoài nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ; hỗ trợ người dân tạo đất sản xuất thông qua khai hoang, tạo ruộng bậc thang; hỗ trợ phát triển các ngành nghề, dịch vụ bằng máy móc, nhà xưởng, thiết bị, vật tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông lâm nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết phát triển sản xuất nông lâm nghiệp giữa các hộ nghèo, hộ cận nghèo với doanh nghiệp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng.

Nhờ thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo và phát triển kinh tế cho người dân, đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải từng bước nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo, chuyển hình thức tự cung tự cấp sang hình thức sản xuất hàng hóa.

Biết gắn sản xuất nông lâm nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp với dịch vụ du lịch như ruộng bậc thang trồng các loại cây cải dầu và trồng lúa; sản phẩm thổ cẩm và một số đặc sản thịt trâu, lợn sấy, mật ong cũng được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng… Đến nay, một số mô hình mang lại hiệu quả như: Trồng cây sơn tra (táo mèo), chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, lợn bản địa), nuôi gà đen, nuôi ong lấy mật…

Qua đó, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 của huyện Mù Cang Chải đạt khoảng 500 tỷ đồng, cuộc sống người dân trong huyện đã ổn định hơn, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao. Trên cơ sở đó, năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mù Cang Chải giảm được 11,04%, vượt 2,3% kế hoạch đề ra.

Thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy chính quyền và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nâng cao ý thức tự thoát nghèo của hộ nghèo, người nghèo; thực hiện đồng bộ các tiêu chí giảm nghèo đa chiều bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, huy động lồng ghép các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo. Cùng với đó, tập trung giúp đỡ hộ nghèo, quan tâm hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo; nhân rộng những mô hình giảm nghèo hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân vươn lên thoát nghèo, tích cực phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới…

Đức Tưởng – Đinh Thùy

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文