Hà Nội: Chưa đặt tên đường Võ Nguyên Giáp

16:57 24/11/2013
Theo Tờ trình HĐND TP Hà Nội của UBND TP thì việc đặt tên đường, phố mang tên các đồng chí Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp sẽ “tiếp tục được nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sau”.
>> TP Hồ Chí Minh: Tổ chức lấy ý kiến của người dân trước khi đặt tên nhiều tuyến đường

Như vậy, dự kiến tại Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 2/12 đến 6/12), HĐND TP Hà Nội khóa XIV sẽ xem xét, đặt tên và điều chỉnh độ dài của 34 đường, phố của 10 quận, huyện. Trong đó có 11 đường phố mang tên địa danh, 1 đường phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, 16 đường, phố mang tên danh nhân và 6 đường phố điều chỉnh kéo dài.

Sẽ có các đường, phố mới như: Phố Tố Hữu, dài 3,4km từ cuối đường Lê Văn Lương giao cắt với đường Khuất Duy Tiến qua địa bàn huyện Từ Liêm đến ngã tư giao với đường Vạn Phúc, quận Hà Đông; Phố Bạch Thái Bưởi, quận Hà Đông từ ngã tư giao với đường Nguyễn Khuyến đến giao với đường Yên Phúc, dài 950m; Phố Quan Hoa, quận Cầu Giấy dài 1.160m cho đoạn từ Cầu Cót chạy ven sông Tô Lịch đến giao cắt với đường Cầu Giấy.

Ngoài ra, còn các tuyến đường, phố mới được đặt tên danh nhân như: Đoàn Khuê; Vũ Tông Phan, Nguyễn Huy Nhuận, Nguyễn Văn Lộc, Trần Kim Xuyến, Nguyễn Đình Hoàn, Thành Thái; đặt tên theo địa danh như: Văn Quán, Văn Yên, Yên Lãng, Phú Xá, Phú Thượng, Xuân Canh, Phúc Lộc, Sở Thượng, Tân Nhuệ…

6 tuyến phố được đề nghị điều chỉnh kéo dài gồm: Phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy; phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, phố Yên Bình, quận Hà Đông; phố Yên Phúc, quận Hà Đông; phố Thanh Am, quận Long Biên, phố Hoàng Như Tiếp, quận Long Biên

N.Y.

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文