Hà Nội “chỉ” đích danh 29 dự án vi phạm Luật Đất đai

08:11 27/03/2021
Sau thanh kiểm tra, Hà Nội đã phát hiện 544 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.Các sở, ngành chức năng kiến nghị trình UBND TP Hà Nội thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư đối với 29 dự án vi phạm pháp luật đất đai với tổng diện tích 1.844,3ha.

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND TP về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP.

Theo đó, qua rà soát của các sở, ngành, quận, huyện, thành phố phát hiện tổng số 544 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai. Trong đó, có 383 dự án do các quận, huyện tự phát hiện báo cáo với đoàn giám sát của HĐND TP. Trong số này, có 295 dự án đã được giao đất, cho thuê đất; 88 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất;161 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổng hợp.

Phối cảnh Dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên tại xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì) - một trong những dự án được đề xuất thu hồi do vi phạm Luật Đất đai.

Được biết, từ tháng 7/2018 đến nay, Sở TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành TP và UBND cấp huyện rà soát, đối chiếu và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 379 dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.Sở TN&MT đã triển khai 5 đoàn hậu kiểm đối với 99 dự án trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra của UBND TP. Kết quả cho thấy, 29 dự án (tổng diện tích 1.844,3ha) được kiến nghị trình UBND TP thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư.

Cụ thể, huyện Thạch Thất là đứng đầu khu vực có nhiều dự án bị thu hồi nhất, gồm: Dự án Xây dựng khu đô thị Tiến Xuân tại xã Tiến Xuân và Đông Xuân của Công ty TNHH Một thành viên SUDICO Tiến Xuân; dự án xây dựng trường đại học Hòa Bình tại Thạch Thất của Trường Đại học Hòa Bình và dự án khu nhà ở cho cán bộ giáo dục Trường Đại học Hòa Bình tại huyện Thạch Thất; dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân của Công ty cổ phần Đầu tư An Lạc; dự án xây dựng biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân của Công ty Xây dựng Trường Giang; dự án nhà máy sản xuất cọc bê tông tại xã Tiến Xuân của Công ty cổ phần Licogi 13 - Nền móng xây dựng; dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ tại xã Tiến Xuân của Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ.

Ngoài ra còn Dự dn biệt thự nhà vườn tại Yên Bình của Công ty CPTM quốc tế Thành Như; dự án mở rộng nhà máy sản xuất tại Thạch Hòa của doanh nghiệp tư nhân Minh Nguyệt; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thự Sunny Light tại xã Yên Bình của Công ty CP Ánh Dương; dự án xây dựng nhà vườn tại xã Yên Bình và Tiến Xuân của Công ty CP Xây lắp và Thương mại Hòa Bình.

Huyện Mê Linh có 5 dự án, gồm: Dự án Khu đô thị mới Vinalines tại xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt của Công ty CP bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc; dự án Khu đô thị Việt Á tại xã Thanh Lâm của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; dự án Khu đô thị mới BMC tại xã Đại Thịnh của Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại; dự án Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) tại xã Đại Thịnh, Tráng Việt của Công ty Cổ phần Prime Group; dự án trồng hoa, cây xanh cảnh quan, rau sạch kết hợp du lịch sinh thái tại xã Văn Khê, Tráng Việt của Công ty Cổ phần quốc tế Hùng Việt.

Huyện Ba Vì có 2 dự án bị đề nghị thu hồi: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn tại xã Cam Thượng của Công ty CP bê tông Vạn Trường Thành; dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên tại xã Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Thụy An của Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Tản Viên.

Hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có 3 dự án, gồm: Dự án Khu dịch vụ đào tạo nhân sự cấp cao Phú Hòa và văn phòng làm việc tại Mễ Trì của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và Đầu tư Phú Hòa; dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, khai thác chợ lâm sản Thượng Cát tại phường Thượng Cát của Công ty TNHH NN 1 thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội; dự án bãi đỗ xe tĩnh tại khu đất bãi sông Hồng TDP Đông Ngạc 1, phường Đông Ngạc của Công ty CP Xây dựng và Hỗ trợ phát triển vận tải Phúc An. Quận Long Biên có dự án tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại địa chỉ 162 Nguyễn Văn Cừ của HTX công nghiệp Thăng Long.

Tại Sơn Tây có dự án xưởng sản xuất mành tại Văn Miếu - Đường Lâm của Công ty TNHH Mành trang trí. Ứng Hòa có dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch đá mạt, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp tại xã Kim Đường của Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp, xây dựng Anh Thái. Quận Hai Bà Trưng có dự án cải tạo xây dựng tòa nhà văn phòng 69 Nguyễn Du tại số 69 Nguyễn Du của Công ty CP Đầu tư và khoáng sản Hợp Thành.

Quận Đống Đa có dự án khai thác chợ Kim Liên số 23 Lương Định Của, phường Kim Liên của Công ty cổ phần Văn Phú - Invest (ngày 30/11/2020, Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest đã bàn giao lại dự án cho quận Đống Đa). Huyện Hoài Đức có dự án khu nhà ở hỗn hợp Phương Bắc tại Kim Chung của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Phương Bắc; quận Thanh Xuân có dự án văn phòng làm việc, trung tâm thương mại kết hợp nhà ở để bán tại đường Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, Thanh Xuân của Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật VACVINA.

Hà Nội hiện có 35 dự án với tổng diện tích 57ha chậm tiến độ đã được UBND TP gia hạn sử dụng đất 24 tháng. Chủ đầu tư các dự án này phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với thời gian sử dụng đất được gia hạn. Hết thời gian gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, TP sẽ thu hồi đất mà không bồi thường.

Đến nay, TP đã xác định số tiền các chủ đầu tư phải nộp tương ứng với thời gian gia hạn (28/35 dự án) là hơn 117,7 tỷ đồng.Sở TN&MT Hà Nội cũng đề nghị đưa 96 dự án ra khỏi danh sách dự án “treo” hoặc có vi phạm. Trong đó, có 57 dự án chủ đầu tư đã khắc phục được vi phạm hoặc đã đầu tư xây dựng công trình; 39 dự án đang triển khai đầu tư…

Ngọc Yến

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文