Hà Nội “chìm” trong mưa lớn

00:45 09/08/2013
“Điệp khúc” mưa là ngập đã tồn tại ở Hà Nội từ nhiều năm nay khiến người dân gặp hàng loạt khó khăn mỗi khi mưa lớn. Mặc dù đã được dự báo từ trước “thềm” mùa mưa bão rằng, Hà Nội sẽ vẫn còn hơn 20 điểm ngập úng tồn tại, nhưng những trận mưa liên tiếp do hoàn lưu bão số 6 gây ra đã khiến số điểm “đen” ngập trên địa bàn TP tăng gấp nhiều lần. Con phố nào của Thủ đô cũng “ngập” trắng xóa, chìm trong “biển” nước.

Phố nào cũng thành “sông”

Mưa lớn do bão số 6 với tên quốc tế Mangkhut đã gây mưa diện rộng trên toàn miền Bắc. Tại Thủ đô Hà Nội, mưa với cường độ lớn suốt từ đêm 7/8 kéo dài đến hết ngày 8/8, đã làm tê liệt giao thông trên nhiều tuyến phố vì ngập úng. Theo ông Trần Trọng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội, Tổng lượng mưa tính đến thời điểm chiều ngày 8/8 tại Hà Nội là 180mm, riêng tại Long Biên là 220,6mm. Đặc biệt, từ đầu giờ chiều đến tối ngày 8/8, liên tục có mưa to, lượng mưa đến 80mm.

Ông Văn cho biết, lượng mưa đo được tại các trạm đo cụ thể: Vân Hồ 82mm; Trúc Bạch 97mm; Hồ Tây 106mm; Thanh Liệt 88mm; Yên Sở 65mm; Xuân Đỉnh 92mm; Long Biên 156,6mm, Hầm chui Trung tâm Hội nghị quốc gia: 91mm, Đông Anh 89mm. Toàn TP đã có 22 điểm úng ngập như ngã ba Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt, trước số 1 Liễu Giai, trước 343 Đội Cấn, Trần Bình, Quan Nhân, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Ngọc Lâm, Cầu Chui, Vũ Trọng Phụng… sâu từ 0,15 – 0,3m.

Phố Huỳnh Thúc Kháng ngập sâu...

Tại đường Phạm Văn Đồng (khu vực không có hệ thống thoát nước) nước ứ đọng trên mặt đường tại một số đoạn sâu 1m, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội đã phải vận hành bơm di động hút nước ra các cống to. Tại đường Nguyễn Xiển (hệ thống thoát nước có nhiều bùn đất, chưa được bàn giao cho Công ty quản lý) vẫn xảy ra úng ngập với mức độ sâu từ 0,15 - 0,3m.

... gần nửa mét. Ảnh: Ngọc Yến.

Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã thực hiện ứng trực trên địa bàn thành phố theo phương án thoát nước mùa mưa, tua vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy, vệ sinh mặt đường. Các dàn thiết bị cơ giới hỗ trợ nạo vét, thông tắc tại các vị trí đã được phân công. Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa… đã được mở để điều hoà nước. Trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khác liên tục vận hành để hạ mực nước trên hệ thống. Tuy nhiên, các điểm ngập úng vẫn chưa chấm dứt.

Thêm nữa, theo thông báo của Đài khí tượng thuỷ văn Đồng bằng Bắc bộ, áp thấp nhiệt đới vẫn tiếp tục gây mưa cho khu vực Hà Nội. Hiện nay, trong suốt đợt bão, các hồ điều hòa đã đầy nước và mực nước trên hệ thống vẫn ở mức cao, nếu diễn biến thời tiết tiếp tục mưa có khả năng sẽ gây úng ngập cho TP.

Giao thông, sinh hoạt của người dân bị đình trệ vì mưa ngập

Mưa và ngập úng đã làm giao thông trên nhiều tuyến phố đình trệ, tắc đường do nhiều ôtô, xe máy chết máy. Ngay trên phố Trần Quốc Toản (quận Hai Bà Trưng), hàng loạt ôtô đỗ ven đường đã bị ngập, nước tràn vào xe. Chiếc xe ôtô Kia soul của chị Nguyễn Lan Hương đã bị nước tràn vào, ướt toàn bộ nệm sàn xe, phải thuê sấy hết 500.000 đồng.

Phố cổ cũng bị ngập nặng.

Nước tại hồ Hoàn Kiếm cũng tràn bờ, kéo theo tuyến phố Đinh Tiên Hoàng bị ngập, rất khó phân biệt đâu là vỉa hè, đâu là lòng đường. Các tuyến phố trung tâm nhất của quận Hoàn Kiếm như Tràng Tiền, Hàng Khay… cũng đều bị ngập. Phố cổ cũng không thoát khỏi tình cảnh ngập úng. Trên phố Tạ Hiện, trưa 8/8, nước ngập tới ngang yên xe máy. Hầu như người dân trong khu vực này đều phải dừng việc buôn bán, kinh doanh thường ngày. Các tuyến phố Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Thất Tùng cũng đều thành “sông”. Nhiều người dân nghi ngại, nếu trời tiếp tục mưa, có thể trận lụt lịch sử năm 2008 sẽ tái diễn.

Thực tế, việc thoát nước ở Hà Nội chủ yếu nhờ các sông, mương nội tại của TP và cuối cùng xả ra các sông lớn. Mật độ cống hiện trung bình là 62m/ha và tỉ lệ đường cống so với đầu người ở Hà Nội là 0,35m/người - quá thấp so với các đô thị trên thế giới (trung bình 2m/người).

Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng mưa cả năm tại Hà Nội trung bình là 1.676mm, cao hơn trung bình của các thập kỷ trước. Trong khi đó, hệ thống thoát nước tại các đô thị của Hà Nội là hệ thống thoát nước chung (bao gồm thoát nước chung cho cả nước thải và nước mưa). Đến nay, hệ thống thoát nước chung này mới chỉ được xây dựng tại các khu vực đã đô thị hóa như nội thành Hà Nội cũ, Hà Đông, Sơn Tây, Đông Anh. Các khu vực đang và sẽ đô thị hóa hiện chưa được tiêu thoát nước chủ động, tiêu bằng tự thấm hoặc chảy tràn mặt và phụ thuộc vào tiêu nông nghiệp. Trong khi đó, Hà Nội còn rất nhiều hồ chưa được cải tạo phục vụ yêu cầu điều hòa nước mưa, cảnh quan môi trường và thậm chí không có hạ tầng xung quanh hồ.

Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, trong các năm gần đây, Hà Nội đã phải chịu những trận mưa lớn, kéo dài, lượng mưa vượt quá tần suất thiết kế hệ thống thoát nước đô thị cũng như hệ thống tiêu thủy lợi nội đồng. Dự án thoát nước giai đoạn 1 của Hà Nội hoàn thành cũng chỉ đảm bảo được cho lượng mưa 36mm/giờ. Giai đoạn II (nâng công suất trạm bơm Yên Sở từ 45m3/s lên 90m3/s) và tất cả 10 hạng mục khi vận hành cũng chỉ giải quyết được lượng mưa dưới 100mm/ngày.

Với khả năng chống chọi vẫn quá yếu so với yêu cầu của một đô thị có tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, mưa ngập vẫn cứ tiếp tục xảy ra. Người dân vẫn phải chịu đựng cảnh ngập lụt, “lao” và “bơi” trên đường phố mỗi khi có mưa lớn.

Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn thành phố có 7 trường hợp cây đổ, 5 trường hợp cây gãy. Hầu hết đều là cây có đường kính nhỏ, công nhân Công ty đã xử lý ngay trong sáng 8/8, bảo đảm hoạt động giao thông bình thường. Riêng trường hợp thông tin một cây đổ trước ngôi nhà số 101 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm một người tử vong, ông Hưng cho biết, Công ty cũng tiếp nhận thông tin này qua báo chí. Hiện chưa có thông tin để khẳng định danh tính người bị nạn.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng nhận định, với thời gian mưa còn kéo dài sang ngày 9/8, các tuyến sau cần chú ý ngập úng như Lê Trọng Tấn, Giải Phóng – Pháp Vân, ngã ba Trương Định – Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Xiển, Huỳnh Thúc Kháng, Cầu Giấy, Nguyễn Khuyến (Hà Đông)… Cá biệt, những nơi có thể xảy ra ngập nặng từ 0,3 - 0,5m tại các tuyến phố: Đặng Thái Thân, Trường Chinh – Tôn Thất Tùng, Giáp Bát, Giải Phóng, Thái Hà, Thái Thịnh, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Nguyễn Thái Học, Cao Bá Quát, Lê Duẩn, Cửa Nam - Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Tôn Đức Thắng - Văn Miếu, Nguyễn Du - Quang Trung, Ngã 5 Bà Triệu, Liên Trì -Nguyễn Gia Thiều, Thợ Nhuộm, Lĩnh Nam, Thụy Khuê, Phạm Văn Đồng.

N.Yến - T.Hằng - V.Hà

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

Sau hơn 10 năm để “đắp chiếu” giữa trung tâm thành phố, ngày 2/5, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố đối với Dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng). Đây là công trình thể dục thể thao quy mô lớn với 4 mặt tiền ở quận 3.

Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh để giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học ở Mỹ ngày 2/5, bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại Đại học California tại Los Angeles, trong bối cảnh hỗn loạn bùng phát và ngày càng gia tăng tại hàng loạt trường đại học trong tuần này.

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, làm việc ở Pháp, Malaysia và từ những chuyến chu du tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, anh Đặng Dương Minh Hoàng đã mang kiến thức đó trở về mảnh đất mình sinh ra ở tỉnh Bình Phước bắt tay vào làm nông nghiệp thông minh (hay còn gọi là nông nghiệp số) và đã gặt hái nhiều thành quả.

Trong những ngày qua, bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong những tình huống khẩn trương, nguy cấp, hành động tặng khăn lạnh và nước mát cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường càng nhân lên những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CSGT.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文