Nghẹn lòng chứng kiến trẻ em vùng cao vượt rừng thẳm, núi cao nuôi giấc mơ con chữ

09:18 26/09/2015
Nhiều năm qua, hơn 100 học sinh ở thôn H’mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk vẫn đều đặn băng rừng, lội suối đến trường trong đêm với một chiếc đèn pin nhỏ cùng chiếc xe đạp cũ kỹ… để nuôi giấc mơ con chữ.

Hành trình tới trường của những học sinh nơi đây phải băng qua những con đường mòn nằm lọt thỏm giữa rừng và lội qua nhiều con suối. Những khi trời nắng, đường khô các em di chuyển còn khá dễ dàng. Còn khi trời mưa nước các con suối dâng cao, đường trở nên lầy lội, trơn trượt và nguy hiểm gấp bội. 


Em Lù Thị Nguyệt (lớp 4D, Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi) cho biết, sáng nào em và các bạn đều phải thức dậy từ 3h sáng để đến trường. Nhiều hôm trời mưa đường lầy lội, trơn trượt còn phải thức dậy sớm hơn vì việc đi lại rất khó khăn. 

Các em học sinh lội suối tới trường.
Theo ông Hoàng Văn Páo, Trưởng thôn H’Mông cho biết: “Thôn được thành lập cách đây 15 năm khi những hộ đồng bào người Mông, Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do vào. Tất cả các gia đình tại thôn đều chưa có hộ khẩu, đường giao thông, mạng lưới điện chưa được đầu tư.

Vượt qua quãng đường lầy lội.

Có thể nói thôn H’Mông gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài”. Cũng theo ông Páo, hiện có khoảng 150 học sinh tiểu học và THCS trong thôn hằng ngày phải băng rừng, lội suối để đến các điểm trường. Trong đó học sinh đi học gần nhất là 4km và xa nhất là hơn 17km.
  
Lội qua suối.

Còn theo ông Trương Văn Chỉ, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar, huyện đã xây dựng một khu tái định cư cách đó 7km nhưng vì phong tục tập quán nên bà con thôn H’Mông chưa chịu di dời. Chính vì vậy việc tới trường trở nên khó khăn.

Vượt qua quãng đường khó khăn.

“Trong khi chờ vận động người dân thì huyện tạm thời vẫn duy trì các lớp học tại điểm trường thôn H’Mông trong rừng để dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc. Sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng khu tái định cư nếu hộ dân nào không di dời, huyện sẽ báo cáo lên UBND tỉnh và Trung ương để trả họ về địa phương cũ”, ông Chỉ cho hay.

Đển đến học đúng giờ, các em phải đi từ mờ sáng.
Văn Thành

Sau khi chuyên án được xác lập, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, các thành viên trong Ban Chuyên án đã tập trung lực lượng đấu tranh với các đối tượng đường dây.

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khai mạc hôm 28/4 tại TP Rio de Janeiro, Brazil, đã diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động lớn về kinh tế, chính trị và an ninh. Đây không chỉ là cuộc gặp ngoại giao thường niên, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới phần còn lại của thế giới: BRICS đang quyết tâm trở thành một cực quyền lực mới trong trật tự toàn cầu vốn lâu nay bị chi phối bởi phương Tây.

Đó là anh Hồ Xuân Hoàng, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hồng Thái, huyện A Lưới - người dân tộc Tà Ôi và anh Trần Đình Hòa, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền (TP Huế). Cả hai vừa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) giai đoạn 2020-2025.

Mặc dù chưa đến mùa mưa, nhưng chỉ với một cơn mưa rào ngày 1/5, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội đã lại ngập sâu, người dân di chuyển khó khăn. Điều đáng bàn là Hà Nội đã đầu tư nhiều dự án thoát nước với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, nhưng năm nào cũng lặp lại điệp khúc: "Mưa là ngập".

Không chỉ làm tốt chuyên môn, nghiệp vụ, giữ gìn ANTT ở cơ sở, Đại uý Lê Cao Cường - Trưởng Công an xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá còn được nhân dân địa phương biết đến là người có tấm lòng nhân ái, luôn trăn trở trước phận đời kém may may mắn…

Ngày 3/5, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với: Nguyễn Thành Thuyên (SN 1988), Trần Thị Phương Uyên (SN 2002), cùng ngụ tỉnh Vĩnh Long và Phan Việt Anh (SN 1990, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), những ngày trên khắp các nẻo đường của TP Hải Phòng, niềm kiêu hãnh dân tộc và tình yêu quê hương của người dân và du khách được thể hiện rạng rỡ trong sắc màu cờ đỏ, lan tỏa cả cộng đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.