Hàng ngàn hộ dân khổ sở trong vùng quy hoạch “treo” Làng Đại học Đà Nẵng

11:31 12/08/2014
Theo quy hoạch, làng Đại học (ĐH) Đà Nẵng có diện tích sử dụng đất 300ha, nhưng sau 17 năm mới chỉ thực hiện được 23ha; trong khi hàng ngàn hộ dân phải chịu sống khổ sở trong vùng quy hoạch “treo”...

Dự án Làng ĐH Đà Nẵng, được cấp trên phê duyệt quy hoạch chung từ tháng 12/1997, với diện tích sử dụng đất là 300ha; trong đó, Đà Nẵng có 110ha (thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) và tỉnh Quảng Nam có 190ha (thuộc xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn). Trên phần diện tích đất ở TP Đà Nẵng, sau nhiều năm không triển khai xây dựng, nên năm 2004, chính quyền thành phố đã quyết định cắt 10ha đất để xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn. Đến năm 2009, cắt thêm 3,5ha đất giáp đường Trần Đại Nghĩa để mở rộng trường này.

Hiện diện tích đất của Dự án Làng ĐH Đà Nẵng ở địa phận Đà Nẵng chỉ còn 96,5ha. Trên phần diện tích đất thuộc tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn năm 2003 - 2005, do chưa được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, ĐH Đà Nẵng đã sử dụng kinh phí tự bổ sung để tiến hành xây dựng một khu tái định cư (TĐC) với diện tích là 1,02ha (kinh phí đầu tư 1,66 tỉ đồng). Tuy nhiên, chỉ có 2 hộ dân được bố trí TĐC tại chỗ, việc xây dựng khu TĐC không thể thực hiện được… Đến nay, đã qua hơn 17 năm, công tác thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng trên phần diện tích 190ha đất thuộc tỉnh Quảng Nam vẫn chưa được triển khai. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai, gây khó khăn trong kế hoạch xây dựng của địa phương, đời sống của gần 2.000 hộ dân trong khu vực dự án không ổn định, nảy sinh tình trạng xây dựng nhà trái phép và nhiều vấn đề liên quan khác…

Nhà tạm của người dân bị hư hỏng, nhưng không được sửa chữa vì nằm trong khu quy hoạch “treo” của Dự án Làng Đại học Đà Nẵng.

PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết, đến thời điểm này, ĐH Đà Nẵng mới chỉ xây dựng được Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Khoa Y - Dược và khu ký túc xá dành cho sinh viên…Với quỹ đất còn lại của Làng ĐH Đà Nẵng chỉ đủ để xây dựng Trường ĐH Bách khoa và Trường ĐH Kinh tế. Nhưng, việc di chuyển các cơ sở hiện có vào Làng ĐH không chỉ là vấn đề diện tích đất, mà đòi hỏi phải có nguồn vốn đấu tư rất lớn, nên rất khó thực hiện. ĐH Đà Nẵng kiến nghị cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với diện tích đất còn lại và thực tế hiện nay cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

Theo đó, ĐH Đà Nẵng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng (nếu điều kiện cho phép) các cơ sở hiện có để đáp ứng nhu cầu phục vụ đào tạo và nghiên cứu; điều chỉnh quy hoạch Làng ĐH Đà Nẵng để xây dựng các trường ĐH Việt - Anh, ĐH Y Dược, ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Bệnh viện ĐH Y - Dược, Viện Công nghệ cao, Trung tâm giáo dục quốc phòng, Khu Ký túc xá sinh viên và một số khu phụ trợ khác. “Tuy nhiên, để có thể triển khai thực hiện dự án Làng ĐH Đà Nẵng thì nhu cầu nguồn vốn đầu tư là rất lớn, khoảng 300 triệu USD. Do đó, cần có cơ chế để huy động nhiều nguồn vốn khác nhau. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước, có thể kêu gọi nguồn vốn đầu tư của các tổ chức và các trường ĐH nước ngoài, nguồn xã hội hóa…”, PGS.TS Trần Văn Nam nói.

Ngày 9/8, tại buổi làm việc về thực hiện quy hoạch xây dựng Làng ĐH Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng, cùng lãnh đạo TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo ĐH Đà Nẵng, thống nhất việc thực hiện quy hoạch Dự án Làng ĐH Đà Nẵng là cần thiết cho khu vực miền Trung và cả nước. Do đó, sẽ sớm đăng ký làm việc với Thủ tướng Chính phủ để đề xuất và xin ý kiến triển khai dự án nhằm chấm dứt tình trạng “treo” kéo dài đã 17 năm qua

Viết Nam

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文