Hàng trăm hộ dân lo ngay ngáy vì... khai thác cát trên sông Hậu

15:14 03/06/2012
Người dân sông Hậu bắt đầu lo khi thấy một doanh nghiệp khai thác cát được phép vào đây hoạt động. Không thể không lo khi việc khai thác cát không chỉ gây xáo trộn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc mưu sinh của người dân mà còn làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở đến mức có thể xóa sổ nhiều cồn bãi đã thành danh, có đông đúc dân sư sinh sống trên sông Hậu…

Nhận được tin báo của người dân, trưa 2/6, PV Báo CAND đã theo Quốc lộ Nam sông Hậu rồi tìm đò ngang vượt sông Hậu để đến cồn Trâm, cồn Cò (thuộc xã An Lạc Tây) và cồn Phong Nẫm (xã Phong Nẫm, cùng thuộc huyện Kế Sách, Sóc Trăng).

Người dân bắt đầu lo khi thấy một doanh nghiệp khai thác cát được phép vào đây hoạt động. Không thể không lo khi việc khai thác cát không chỉ gây xáo trộn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc mưu sinh của người dân mà còn làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở đến mức có thể xóa sổ nhiều cồn bãi đã thành danh, có đông đúc dân sư sinh sống trên sông Hậu…

Khi đặt chân lên cồn Cò thì chúng tôi được ông Võ Tấn Đạt - Trưởng ấp, kiêm Bí thư Chi bộ ấp An Tấn (xã An Lạc Tây) cho biết: Hơn 200 hộ dân thuộc ấp An Tấn và 400 hộ dân ở cồn Phong Nẫm (thuộc xã Phong Nẫm) đã ký vào đơn kiến nghị tập thể gửi cho 3 cấp chính quyền của tỉnh Sóc Trăng, Đoàn đại biểu Quốc hội, Điện lực Sóc Trăng và UBMT TQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng.

Người dân trên cồn thuộc ấp An Tấn, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách mất ăn, mất ngủ và chịu nhiều thiệt hại do sạt lở nay thấy phương tiện hút cát đến hoạt động, lại lo thêm.

Trong đơn, bà con bày tỏ tâm trạng lo lắng: “Con sông nhánh nằm giữa cồn Cò và cồn Phong Nẫm dài khoảng 3.000m, có đoạn rộng 400m, có đoạn rộng 600m. Khoảng 6 năm trước, người dân chúng tôi nhất là những hộ nằm sát mé sông phải chịu cảnh sạt lở triền miên và hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của chúng tôi. Từ 6 năm trở lại đây, nhờ phù sa bồi đắp, dòng chảy yếu đi, việc sạt lở đã giảm hẳn. Cùng với công trình đê bao do Nhà nước quan tâm đầu tư, chúng tôi rất mừng và yên tâm sản xuất. Thế nhưng, gần 1 tuần nay, có một doanh nghiệp khai thác cát từ Đồng Tháp đem phương tiện tới cạp cát, nói rằng thời gian được cấp phép khai thác đến 5 năm, chúng tôi hết sức hoang mang”.

Cùng buổi trưa 2/6, trong căn nhà nhỏ nằm sát khu vực từng sạt lở nguy hiểm, đại diện cho hàng trăm hộ dân phía cồn Phong Nẫm - ông Nguyễn Văn Thành, 60 tuổi, kể: “Có khoảng gần 100 hộ dân nghèo, bao đời nay sống bằng nghề câu, lưới cặp bờ cồn đoạn sông này. Từ khi mấy chiếc xáng cạp kéo tới, bà con người bỏ nghề, người phải đi xa hơn, đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn để kiếm tôm, kiếm cá”.

Bà con thật sự khốn khổ khi phải chịu sự tra tấn do mấy chiếc xáng hoạt động chẳng theo nền nếp, quy luật nào. “Nó cạp í đùng 24/24h. Ở đây toàn dân lao động, đi làm quần quật cả ngày, tối về quý lắm giấc ngủ. Hôm nó làm tới nay chẳng ngủ nghê gì được”. Tôi hỏi khoảng cách từ vị trí mấy chiếc xáng vô tới bờ, bà cho biết: “Ban ngày thì nó làm theo phao giới hạn đàng hoàng lắm. Nhưng tối đến, nó đem cần cạp vô sát bờ. Gần đến nỗi, ai khỏe tay lấy cục đất chọi cũng tới nó”.

Chúng tôi mượn ghe của người dân men theo sông Hậu tấp vào khoảnh đất ở đầu cồn của anh Lê Văn Phăng, chúng tôi được nghe anh kể về sự thiệt hại và ảnh hưởng do bị sạt lở. Anh Phăng nghẹn ngào: “Tích cóp dành dụm bao năm mới được chút tiền mua lại phần đất này để nuôi cá tra. Thấy bà con mua thân cây dừa lão, cặm xuống, tôi cũng làm theo. Hai tháng trời lặn ngụp, tổng cộng hơn 300 triệu đồng mới được cái kè nhưng rồi chỉ được hơn một tháng. Tất cả đều theo hà bá”.

Đứng trên bờ đê với mấy mõm đất còn sót lại, chưa biết đổ ập xuống sông vào lúc nào, anh Dũng - người bạn góp vốn nuôi cá cùng anh Phăng, chỉ xuống hai cái ao với tổng diện tích mặt nước gần 1 hecta, kể tiếp chuyện mà muốn khóc: “Lúc bờ bao bị lở, cá mới thả được 2 tháng. Tiền đầu tư cho hai ao tốn đứt 400 triệu đồng, giờ đành bỏ hoang…”.

Người dân cho biết, qua theo dõi báo đài mấy ngày qua, khu vực thượng nguồn sông Hậu, sông Tiền đang sạt lở đến mức chính quyền phải công bố tình trạng khẩn cấp, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong những nguyên nhân gây sạt lở, có nguyên nhân của tình trạng khai thác cát, tận vét cát dưới  lòng sông một cách vô tội vạ.

Ông Thanh bức xúc: “Chúng tôi không biết họ đi khảo sát thế nào mà cho doanh nghiệp vào đây hút cát. Sao không thăm dò ý kiến của người dân chúng tôi - những người bao đời gắn với vùng cồn bãi này. Càng lạ hơn khi nói rằng doanh nghiệp được phép vào hút cát, sao dân chúng tôi không được thông báo kế hoạch cụ thể nào cả, ít nhất là giờ giấc hoạt động trong 1 ngày, số lượng phương tiện, khoảng cách nơi phương tiện lấy cát so với bờ,… để chúng tôi giám sát họ có tuân thủ đầy đủ những cam kết với chính quyền hay không”.

Mang những trăn trở của bà con để hỏi thì chúng tôi được ông Lý Hóc Khị - Phó Chủ tịch UBND huyện Kế Sách cho biết, việc cấp phép cho doanh nghiệp khai thác cát khu vực kể trên là do Sở Tài nguyên và Môi trường. “Mới đây, chúng tôi cũng biết bà con bức xúc, ký đơn tập thể gởi nhiều nơi. Bà con bức xúc là đúng!” -  ông Khị nói.

Báo CAND xin chuyển câu chuyện này đến lãnh đạo và ngành chức năng của tỉnh Sóc Trăng

Binh Huyền

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文