Hậu quả khôn lường khi nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt

11:50 24/06/2014
Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có ĐBSCL, cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) trong vùng nước ngọt. Trên thực tế, việc nuôi loại tôm này có tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học. Đặc biệt, ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác. Ngoài ra, năng suất nuôi loại tôm này ở vùng nước ngọt kém hơn vùng nước lợ và việc nuôi như vậy có nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao…

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi tôm thẻ vì lợi nhuận cao.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, đến thời điểm hiện tại có gần 60ha mặt nước ao nuôi tôm càng xanh, cá tra… được nông dân chuyển sang nuôi tôm thẻ.

Ở tỉnh An Giang, mới đây một số hộ dân ở huyện Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân cũng đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích trên 2ha. Đây là một loại thủy sản nước lợ nhiều năm qua đã được ngành NN&PTNT các tỉnh khuyến cáo nuôi hạn chế tại các thủy vực ven biển khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, một số nông dân đã có “sáng kiến” khoan giếng tìm mạch nước lợ bơm xuống ao, rồi pha muối loãng để nuôi tôm thẻ cho bằng được (!?).

Ông Huỳnh Văn Th. (ngụ huyện Châu Thành) và Nguyễn Hữu Tr (ngụ huyện Châu Phú) cùng tỉnh An Giang, là 2 trong 11 nông dân có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều nhất (với 5.000m2/hộ). Lý giải về việc nuôi tôm thẻ, ông Tr. cho biết: Trước đây, nuôi tôm càng xanh toàn đực nhưng không hiệu quả nên khó tiêu thụ. Tôi thấy ở Đồng Tháp, Tiền Giang… họ nuôi tôm thẻ kiếm bạc tỷ nên tôi chuyển sang nuôi loại tôm này thử nghiệm. Qua mấy vụ nuôi cho hiệu quả rất tốt(!?)”.

Người dân huyện Long Phú (Sóc Trăng) phá bỏ cây mía, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng, về lâu dài sẽ gây những hậu quả khôn lường.

Vừa qua, một nông dân ở thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) bán tôm thẻ với giá 149.000đ/kg, thu hoạch được chỉ sau khoảng 80 ngày nuôi. Với mức giá này, thu nhập từ nuôi tôm thẻ cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, tôm càng xanh, cá tra… Nhờ lợi nhuận hấp dẫn như vậy, nuôi tôm thẻ đang phát triển thành phong trào giữa vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp, An Giang… bất chấp cảnh báo của các cơ quan chuyên môn.

Theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tam Nông (Đồng Tháp), toàn huyện hiện có khoảng 25ha ao nuôi các loại đã được nông dân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, trong số này phần lớn là các ao nuôi tôm càng xanh từ những năm trước. Đây là hình thức chuyển đổi tự phát và Tổng cục Thủy sản đã có văn bản khuyến cáo nông dân không nên nuôi bởi đây là vùng quy hoạch nuôi thủy sản nước ngọt, tôm thẻ là đối tượng nuôi hiện vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh và chưa nằm trong danh sách các đối tượng được phép sản xuất kinh doanh. Với sức hấp dẫn từ lợi nhuận so sánh trên cùng đơn vị diện tích giữa các đối tượng nuôi trồng, dự báo diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, bởi theo ghi nhận thực tế, một số vùng đất đang sản xuất lúa hiện được đầu tư vốn chuyển thành ao nuôi tôm thẻ.   

Huyện Long Phú (Sóc Trăng) vốn là địa phương chuyên trồng mía và lúa. Con tôm không nằm trong quy hoạch phát triển của huyện này. Tuy nhiên, trước sức “hấp dẫn” của con tôm thẻ, không chỉ các huyện khác trong tỉnh Sóc Trăng, mà các hộ dân trên địa bàn Long Phú cũng đào ao nuôi tôm. Chỉ có điều, người dân ở các huyện ven biển đào ao, lấy nước từ sông vào cải tạo, tăng độ mặn để nuôi tôm thì nông dân Long Phú lại lấy nước nuôi tôm thật “khác biệt”. Đó là khoan giếng để lấy nước mặn phục vụ nuôi tôm thẻ. Thậm chí, nhiều người còn lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng để khoan giếng vào ban đêm.

Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng vừa ký công văn chỉ đạo không cho thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh này. Theo đó, Sở NN&PTNT An Giang phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra và tăng cường vận động, tuyên truyền, kiên quyết không cho thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn. Đồng thời, hướng khắc phục ảnh hưởng môi trường gây ra (nếu có). Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cũng yêu cầu Sở NN&PTNT làm việc với lãnh đạo huyện Châu Phú, Phú Tân… chấn chỉnh và chấm dứt ngay việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng tại các địa phương này. UBND tỉnh An Giang yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý, không để xảy ra tình trạng nuôi tôm thẻ trên địa bàn. Các trường hợp phát sinh nuôi mới, Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Văn Đức

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Tờ Telegraph (Anh) dẫn thông báo của AstraZeneca ngày 8/5 cho biết, hãng sẽ thu hồi toàn bộ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới. Telegraph cũng cho hay, đơn xin rút giấy phép kinh doanh vaccine COVID-19 tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã được AstraZeneca nộp hôm 5/3.

Những năm vừa qua, chứng khoán luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia thử vận may. Bên cạnh những người có kiến thức, chịu khó tìm hiểu thì cũng không ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức đầu tư tài chính nhưng mong muốn đổi đời, giàu nhanh nên đã mất không ít tiền của để đi học và bị các “thầy” dạy chứng khoán online lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên từ vài trăm đến vài tỉ đồng.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文