Hậu Giang chủ động phòng chống cháy nổ trong mùa khô

14:04 02/04/2014
Thực hiện công tác PCCC vào mùa khô, Phòng CSPCCC và CNCH Công an Hậu Giang đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác PCCC; chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể triển khai các biện pháp an toàn PCCC, nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy, nổ xảy ra.

Hiện đang là cao điểm của mùa khô, cũng là thời điểm các chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tập kết nhiều hàng hoá; các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng gia tăng tần suất hoạt động… Tất cả những hoạt động trên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ rất cao.

Năm 2013, toàn tỉnh Hậu Giang xảy ra 11 vụ cháy, ước tính thiệt hại tài sản gần 6 tỷ đồng. Theo phân tích của Phòng CSPCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) Công an Hậu Giang, nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy trên là do chập điện, sơ suất trong sử dụng lửa…

Vụ cháy gây ảnh hưởng lớn nhất trong năm qua là cháy chợ thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang). Theo đó, lúc 3 giờ sáng ngày 1/5, tại khu vực nhà lồng chợ Ngã Sáu (cũ) đã xảy ra một vụ cháy dữ dội. Đám cháy xuất phát từ căn nhà của anh Nguyễn Văn Hậu (kinh doanh vật tư nông nghiệp), sau đó phát tán nhanh đến các căn lân cận. Khi xảy ra cháy, cơ quan chức năng sử dụng 2 ghe bơm cát tại chỗ, 4 xe chữa cháy của Công an tỉnh, cùng 30 CBCS kết hợp với hơn 50 lực lượng Bộ đội thường trực, dân quân tự vệ huyện và người dân địa phương khống chế đám cháy.

Đến gần 6h sáng, ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy đã làm 42 ki-ốt bán vải, giày dép, phân bón… của người dân bị ảnh hưởng, trong đó có 36 ki-ốt bị thiêu rụi hoàn toàn, các ki-ốt còn lại bị ảnh hưởng khoảng 50%, tài sản thiệt hại trên 3 tỉ đồng. Rất may không bị thiệt hại về người.

Theo chân cán bộ Phòng CSPCCC Công an Hậu Giang kiểm tra công tác PCCC tại chợ Vị Thanh, TP.Vị Thanh, chúng tôi thấy các tiểu thương ở đây thực hiện khá tốt công tác PCCC.

Bà Lê Mỹ Thanh (tiểu thương bán quần áo), cho biết: “Chúng tôi thường xuyên được BQL chợ tuyên truyền phòng, chống cháy nổ. Chúng tôi đã nhận thức được tác hại của hỏa hoạn nên luôn treo quần áo xa nguồn điện; không đun nấu tại chợ và khi ra về thì ngắt cầu dao điện”.

Còn anh Trần Trung Lập (cũng bán quần áo), bộc bạch: “Trên báo, đài hàng ngày thông tin về các vụ cháy nghe mà rùng mình. Không chỉ tôi mà hầu hết các tiểu thương ở đây đều ý thức được sự tàn phá của hỏa hoạn. Vì vậy, chúng tôi luôn thực hiện nghiêm các quy định về công tác PCCC”.  

Cán bộ Phòng CSPCCC Công an Hậu Giang kiểm tra công tác PCCC tại chợ TP.Vị Thanh.

Theo BQL chợ Vị Thanh, thực hiện công tác PCCC, BQL không chỉ tuyên truyền cho các hộ kinh doanh, mà còn thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện của người dân, trên cơ sở đó nhắc nhở kịp thời những trường hợp vi phạm. BQL chợ còn thành lập các Đội PCCC tại chỗ, tập huấn cho các cán bộ quản lý, kiểm tra, mua sắm các trang thiết bị cần thiết trong công tác này…

Thực hiện công tác PCCC vào mùa khô, Phòng CSPCCC và CNCH Công an Hậu Giang đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác PCCC; chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể triển khai các biện pháp an toàn PCCC, nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy, nổ xảy ra.

Thượng tá Huỳnh Văn Điều, Trưởng phòng CSPCCC và CNCH Công an Hậu Giang, cho biết: “Chúng tôi còn tổ chức điều tra cơ bản các cơ sở, địa bàn có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ. Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về an toàn PCCC, tạo bước chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành của cán bộ, công nhân viên, quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các biện pháp an toàn PCCC trong mùa khô năm 2014”.

Ngoài công tác trên, đơn vị còn phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCCC bằng nhiều nội dung, hình thức, như: củng cố và xây dựng lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng theo phương châm “4 tại chỗ”; tổ chức khảo sát, xây dựng và bổ sung các phương án chữa cháy ở các cơ sở trọng điểm, điểm nóng; tăng cường hướng dẫn các cơ sở tổ chức thực tập phương án chữa cháy có nhiều lực lượng tham gia, nhằm nâng cao nhận thức hợp đồng tác chiến, kỹ thuật chữa cháy khi có sự cố.

“Chúng tôi còn đảm bảo công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả khi có cháy, nổ xảy ra, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn góp phần bảo vệ TTATXH trên địa bàn”- Thượng tá Huỳnh Văn Điều, nhấn mạnh

Văn Đức – N.T.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文