Hệ lụy trồng cao su trên vùng đất hằng năm hứng bão

16:04 10/07/2014
Cách đây 8 năm, cây cao su trở thành niềm hi vọng đổi đời của hầu hết người dân tỉnh Quảng Trị. Nhưng giờ đây, sau trận cuồng phong, cơn bão số 10, số 11 năm 2013; cùng sự xuống giá đến cực điểm của cao su đã khiến nó trở thành cơn ác mộng…

Chúng tôi gặp chị Lê Thị Thanh, ở thôn Kinh Tế Mới, xã Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đang thu dọn cành củi khô trên 1ha cây cao su 8 năm tuổi đang héo hon giữa những cơn gió Lào khô khốc. Gia đình chị được dự án trồng cao su của tỉnh Quảng Trị cho vay 9 triệu đồng mua cây giống, ủi đất, phân bón để trồng cao su, hằng năm được vay thêm 2,5 triệu/ha mua phân chăm bón, đến khi thu hoạch phải trả cả vốn lẫn lãi. Cần cù làm lụng, chăm bón suốt 7 năm trời mong đến ngày thu hoạch. Vậy nhưng, niềm vui vì mỗi ngày khai thác 500 cây cao su được 200 nghìn đồng của gia đình chị chẳng được bao lâu. Cơn bão số 10 năm 2013 đã lấy đi tất cả. Hơn 300 cây cao su gia đình chị đổ rạp, “vàng trắng” chảy lênh láng, nước mắt vợ chồng chị Thanh cũng từ đó lăn dài. Gần 30 triệu đồng tiền vay vốn không biết lấy đâu mà trả. Còn 200 cây cao su xiêu vẹo, gia đình chị Thanh cố chăm sóc giữ gìn mong vớt vát lại chút ít. Tuy nhiên, niềm hy vọng đã bị dập tắt, vì hiện nay giá cao su quá rẻ mạt, chỉ còn 8/10 nghìn đồng/kg, chưa bằng nửa giá so với năm 2012…

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn, ở thôn Bàu, xã Vĩnh Kim, Vĩnh Linh, Quảng Trị, 1ha cao su của anh trồng năm 2007, chỉ còn 20 cây sau cơn bão số 10. Lúc gặp chúng tôi, vợ chồng anh Toàn hì hục đào gốc cao su sau khi cưa xong. “Vợ chồng tui vay mượn bà con, gia đình cha mẹ vợ được mấy chục triệu, trồng được 550 cây cao su. Mới cạo được 3 tháng chưa đủ tiền mua chén đựng mủ thì bão số 10 đã cuốn sạch tài sản của vợ chồng tui, nợ nần không biết lấy đâu mà trả”. Anh Toàn cho hay, dọn xong vườn cao su, anh sẽ trồng lại cây môn, xen khoai. “Tui muốn trồng lại cao su nhưng không có vốn. Mong sao Nhà nước hỗ trợ cho chút ít để trồng lại cao su, chứ còn ở đây không trồng cao su thì cũng không biết trồng cây gì để phát triển kinh tế”, anh Toàn lo lắng. Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn (60 tuổi, thôn Nông Trường, xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1,5 ha, với 750 cây cao su cũng đã bị cưa sạch. Ông Tuấn cho biết, vườn cao su nhà ông trồng từ năm 1998, hơn 6 năm nay, hằng ngày cho thu nhập từ 500 – 700 nghìn đồng. Từ sau bão số 10 tàn phá, chỉ còn 300 cây. “Cao su tan nát, không còn được bao nhiêu nhưng tui vẫn để lại, không cưa mà chăm bón để mong mỗi ngày khai thác, vớt vát được ít đồng. Ai ngờ bây giờ giá cao su thấp quá, thu nhập không đủ tiền chăm bón nên đành chặt bỏ. Tiếc lắm nhưng biết làm sao bây giờ”…

Người dân tỉnh Quảng Trị đang rất mong muốn trồng lại cao su nhưng họ sợ nước mắt “vàng trắng” lại rơi. “Cao su đi dễ khó về”, đó là lời ca thán đau lòng của người dân huyện Vĩnh Linh. Ông Đào Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho hay, từ sau bão số 10 năm 2013, Sở đã chỉ đạo, nếu diện tích cao su bị hư hại trên 70% thì buộc phải chặt bỏ. Sở hỗ trợ giống ngô, lạc để bà con cải thiện đời sống. Còn diện tích có khả năng phục hồi phải cố gắng chăm sóc, phục hồi. Việc giá cả cao su là do thị trường, Sở cũng khó lòng giải quyết. Nhưng thực sự người nông dân đang bấp bênh trong thị trường đầy khó khăn hiện nay, đặc biệt là sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Ông Hùng khuyến cáo bà con nông dân không nên chặt bỏ cao su khi còn có thể phục hồi, tránh tạo ra hiệu ứng dây chuyền một người chặt được thì nhiều người phá được. Đừng để tình trạng khi cao su giá rẻ thì chặt bỏ, đến khi giá cao lại không có bán. “HĐND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết 02 về việc hỗ trợ vốn vay cho nông dân trồng, phục hồi cây cao su. Sở NN&PTNT tỉnh đang xây dựng kế hoạch chi tiết để đầu năm 2015 sẽ triển khai hỗ trợ vốn cho nông dân. Dự kiến mỗi ha, nông dân sẽ được vay vốn từ 50-100 triệu đồng”, ông Hùng cho biết

Bảo Ngọc

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文