Hồ đập thủy lợi đồng loạt “kêu cứu” trong mùa mưa bão

09:57 22/07/2014
Hơn 1.000 hồ chứa xuống cấp cần được sửa chữa, trong đó có hơn 300 hồ cần được sửa chữa khẩn cấp. Tuy nhiên, với phương thức quản lý hồ chứa thủy lợi rời rạc, có phần lỏng lẻo như hiện nay, khả năng ứng phó trước thiên tai ngày càng bị động, và tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

10 năm mới hoàn thành sửa chữa 23% hồ đập xuống cấp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Hoàng Văn Thắng, hiện cả nước có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 11 tỷ m3. Trong đó 560 hồ chứa lớn dung tích hơn 3 triệu m3 hoặc đập cao trên 15m, hơn 1.700 hồ có dung tích trữ từ 0,2 đến 3 triệu m3, còn lại hơn 4.300 hồ có dung tích nhỏ dưới  0,2 triệu m3. Ông Thắng nhận định, trong số này còn khoảng 1.150 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp và thiếu khả năng xả lũ cần phải sửa chữa, nâng cấp. Nguy hiểm hơn, có 334 hồ chứa bị hư hỏng cần bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ năm 2014, nhiều hồ chứa không có khả năng tích nước phục vụ sản xuất. Đặc biệt, đối với các hồ chứa có dung tích trữ nhỏ hơn 1 triệu m3, hầu hết công trình bị xuống cấp, thiếu năng lực xả lũ theo tiêu chuẩn thiết kế mới.

Trên thực tế, công tác sửa chữa nâng cấp chỉ mới tập trung được cho các hồ có dung tích hơn 3 triệu m3, còn các hồ nhỏ hơn hầu như chưa được thực hiện, cho nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao trong các mùa mưa lũ. Trong khi đó, hệ thống hồ đập có vai trò rất quan trọng trong cung cấp nước phục vụ thuỷ điện, tưới tiêu, điều tiết phòng chống lũ… Rất nhiều hồ đập có vị trí rất quan trọng đối với an toàn ở vùng hạ lưu. Bộ NN&PTNT cho biết, chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa được thực hiện từ năm 2003, với mục tiêu nâng cấp 1.800 hồ nhưng đến nay mới sửa chữa trên 500 hồ, đạt 23% kế hoạch của 10 năm trước.

Vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 (Gia Lai) ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân. Ảnh: BGL.

Địa phương không “gánh” nổi chi phí sửa chữa hồ đập

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An, ông  Nguyễn Văn Đệ, đại diện tỉnh có số lượng hồ chứa lớn nhất cả nước cho biết, địa phương này đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn hồ đập. Nghệ An có tới 625 hồ chứa, trong đó phần lớn có thời gian sử dụng từ 30 đến 40 năm, cá biệt có hồ đã được xây dựng cách đây hơn 50 năm, được xây dựng theo quy trình, quy phạm cũ, thi công không đồng bộ, công tác vận hành, quản lý hồ cũng có nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối với các hồ chứa do xã, hợp tác xã quản lý thì việc duy tu, sửa chữa thường xuyên không được thực hiện, hoặc quản lý nhưng không có hồ sơ công trình, tài liệu thiết kế ban đầu; người quản lý chưa qua lớp đào tạo, không chuyên trách... Nguy cơ mất an toàn hồ đập là hiện hữu, trong khi đó vốn đầu tư sửa chữa đã ít lại dàn trải, nhiều hồ đập chưa được đầu tư.

Theo ông Đệ, để giải quyết vấn đề mất an toàn hồ đập cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Riêng giai đoạn 2014-2016, tỉnh này cần tới tới 487 tỷ đồng phục vụ cho 420 hồ yếu, còn nếu tu sửa tất cả các hồ trên địa bàn thì kinh phí lên tới khoảng 1.100 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này lớn, ngân sách địa phương không đủ sức.

Ông Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam cho rằng, hiện nay pháp luật còn nhiều lỗ hổng về tiêu chuẩn pháp lý đối với chủ đầu tư, người thiết kế hồ đập. Ai cũng làm được thiết kế đập, ai cũng xây dựng được đập trong khi đây là những công trình đòi hỏi chuyên môn cao, đã khiến tình trạng đập nhanh hư hỏng, mất an toàn xảy ra. Mặt khác, sở dĩ hồ đập thường trực nguy cơ mất an toàn vì mỗi địa phương quản một kiểu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng khẳng định, các địa phương, và cả Bộ NN&PTNT cần linh hoạt hơn trong công tác bố trí kinh phí tu sửa thường xuyên, giúp các địa phương tu sửa kịp thời các hạng mục, công trình hồ chứa có nguy cơ không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. “Thêm vào đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương cần có dự báo về mưa, lũ chi tiết, đặc biệt ở những vũng có hồ đập lớn; phối hợp ngành thủy lợi để bảo đảm các đơn vị quản lý thủy nông chủ động vận hành tích nước, xả lũ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh”, ông Thắng đề nghị. Về thể chế, cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước tại địa phương để kiểm tra, giám sát an toàn ngay từ khi bắt đầu xây dựng công trình...

Ngọc Yến

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文