Hỗ trợ ngư dân Bắc Miền Trung ứng phó với thảm họa môi trường

17:59 27/04/2016
Trước thảm họa môi trường đang diễn ra ở miền Trung, nhóm các hội đoàn, hội nghề nghiệp đã nhóm họp lần đầu tiên nhằm trao đổi và thống nhất kế hoạch hành động hỗ trợ ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.

Thông tin này được Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển của Hội LHKH Việt Nam cho biết vào chiều 27-4.

Cuộc họp do Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Hội Nghề Cá chủ trì, với sự tham gia của các đơn vị thành viên, các tổ chức khác gồm MCD, Live and Learn, Trung tâm Sáng tạo Xanh (Green ID), Trung tâm Nghiên cứu Truyền Thông Phát Triển (RED), PanNature, Cohed, SRD, Hội nhà báo về môi trường VFEJ, Đài tiếng nói Việt Nam VOV1, báo Nhân đạo và Đời sống; các tổ chức quốc tế gồm IUCN, WWF, Trăng Lưỡi Liềm đỏ Quốc tế, Hội chữ Thập đỏ Mỹ, Hội chữ Thập đỏ Tây Ban Nha, Hội chữ Thập đỏ Pháp, cùng các cá nhân quan tâm.

Nhóm đi đến nhất trí một kế hoạch hành động trong thời gian ngắn trước mắt gồm các điểm chính: Thành lập một nhóm đánh giá nhanh với nòng cốt là Hội chữ thập đỏ các tỉnh và chuyên gia của các tổ chức nhằm xác định được chính xác mức độ thiệt hại của ngư dân. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực địa, các biện pháp hỗ trợ cụ thể trước mắt và kế hoạch can thiệp lâu dài nếu có sẽ được xây dựng; Phối hợp việc cung cấp thông tin khoa học và khách quan về xử lý thảm họa từ chuyên gia của các tổ chức đến 2 nhóm đối tượng chính: Trang bị thông tin và kiến thức khoa học về quy trình xử lý môi trường trực tiếp cho nhóm ngư dân đang đối mặt với thảm họa; Cung cấp các thông tin cho các cơ quan thông tin truyền thông; Các tổ chức xác định các nguồn lực hiện có và lập kế hoạch hỗ trợ chung nhằm điều phối tốt các hoạt động hỗ trợ thực địa; Chuẩn bị vận động các nguồn hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho ngư dân thông qua kênh điều phối của Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

Về dài hạn, tiến hành các hoạt động vận động chính sách ủng hộ ngư dân ứng phó, phục hồi và phòng ngừa những thảm họa tương tự, nâng cao công tác giám sát và bảo vệ môi trường. Tất cả các hoạt động này sẽ được tiến hành trên cơ sở có sự phối hợp với các nỗ lực ứng phó và xử lý thảm họa của các Bộ ngành ở Trung ương và chính quyền ở địa phương.

Dạ Miên

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文