Khu tái định cư ở xã Kỳ Sơn (Hà Tĩnh):

Hơn 300 nhân khẩu với "4 không"

20:49 13/04/2009
Theo chân anh cán bộ xã, chúng tôi về khu tái định cư (TĐC) hiện có gần 100 hộ dân thuộc 2 thôn Mỹ Tân và Mỹ Lạc thuộc khu TĐC xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Mặc dù chuyển về nơi ở mới đã khá lâu nhưng các hộ dân ở khu TĐC này đang phải đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn đủ bề: Không nước sạch, không đường giao thông, không đất canh tác và không dám làm nhà… kiên cố.

Để duy trì cuộc sống, hơn 1 năm qua, 300 nhân khẩu tại khu tái định cư Kỳ Sơn, từ những người nông dân lao động thuần tuý, đột nhiên trở thành những lâm tặc bất đắc dĩ...

Chuyện những lâm tặc… bất đắc dĩ

Ngày 17/6/2006, Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam trình đơn lên UBND tỉnh Hà Tĩnh xin thuê đất làm nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại địa bàn xã Kỳ Sơn (Kỳ Anh) với thời hạn 35 năm.

Hơn 1 năm sau, ngày 23/7/2007, Công ty Vedan Việt Nam nhận được thông báo bàn giao mặt bằng. Tính đến thời điểm này công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng thuộc khu đất này đã hoàn tất. Trong số 73 hộ phải di dời có 39 hộ thuộc khu tái định cư do xã cấp với giá 1 hộ/400m2/8.350.000đ. Và 26 hộ do có điều kiện hơn đã mua đất nơi khác để định cư. Số còn lại thuộc diện khó khăn nên chưa có tiền để làm nhà ở.

Có mặt tại khu tái định cư mà lẽ ra người dân đã ổn định sinh sống, sản xuất, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh ngổn ngang gỗ lạt, bộn bề đất đá ở khu vực này.  Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị T. - cư dân của khu TĐC, cho biết: "Bà con đấu tranh ghê lắm, mới có được mấy con đường đất đá lô nhô như vậy đó, còn nước thì chưa có, mặc dù khi giải phóng mặt bằng người ta hứa là có nước sạch về tận từng nhà". Còn anh Trần Văn M cho hay: Lo lắng nhất hiện nay là bà con ở khu tái định cư có ít đất canh tác quá".

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Ngoài 400m2 đất ở mới, thì tịnh không một hộ dân nào ở khu TĐC này có thêm mét vuông nào đất sản xuất.

Như vậy, sau hơn 1 năm rời mảnh đất chôn rau cắt rốn để đến nơi ở mới, 73 hộ dân của hai thôn Mỹ Lạc và Mỹ Tân của xã Kỳ Sơn vẫn "đói và khát" đất để sản xuất nông nghiệp.

Khi được hỏi, không có đất, mọi người trong thôn làm gì? anh T đáp gọn lỏn: "Mọi người đi rừng chặt gỗ". "Vào rừng nhưng cũng chẳng ăn thua gì, số gỗ mang về hầu hết đều bị kiểm lâm bắt, thu giữ hết", anh T cho biết thêm.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, mặc dù có quyết định thu hồi đất từ tháng 6-2007, nhưng cho đến chiều 20/12/2007, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng NN & PTNT huyện Kỳ Anh cùng với UBND xã… mới đi khảo sát, để bàn về việc giao đất sản xuất cho bà con trong khu TĐC.

Được biết, mỗi hộ gia đình sẽ được cấp từ 1 đến 2 ha đất để dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, đấy cũng chỉ là lời hứa trên giấy dự án... Cho đến nay, đã hơn 1 năm trôi qua, vẫn chưa thấy tăm hơi của số diện tích này! 

Có tiền cũng không thể làm nhà!

Đó là tâm sự rất thật và cũng là nỗi niềm của không ít hộ gia đình tại khu tái định cư này. Một số hộ gia đình tại đây mặc dù đã được cấp bán cho một lô đất ở khu tái định cư, thế nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa thể làm nhà. Có những gia đình dù có tiền vẫn không thể làm nhà, đó là một thực tế đang diễn ra tại khu tái định cư này!

Đứng trước đống gỗ nát và mảnh đất đang sụt lún theo từng đợt mưa -mảnh đất được cấp, nói đúng hơn là mua 400m2 với giá 8.350.000 đồng - bà Lê Thị Ân (83 tuổi) không ngăn được hai hàng nước mắt than thở: "Tui sống đến tuổi ni rồi, chồng tui đi bộ đội, cống hiến một đời, bây giờ ông ấy mất, tui phải chuyển lên khu tái định cư muốn dựng một ngôi nhà để an cư, có chỗ để thờ chồng cũng không thể làm được".

Gia đình của cụ Ân cũng như một số hộ dân ở đây đều được cấp 400m2 ở ngoài cùng của khu TĐC. Nhưng nếu đứng quan sát xung quanh thì khuôn viên lô đất này giống như đứng bên bờ vực. Và, đó chính là lý do vì sao gia đình cụ Ân dù có tiền cũng không dám xây cất một ngôi nhà mới.

Bởi nếu cố tình dựng nhà, liệu rồi có đứng vững với địa hình "cheo leo" này không. Tại khu tái định cư, theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù nhiều hộ dân đã xây nhà ở khá kiên cố, nhưng họ chưa bao giờ hết nỗi lo về nguy cơ sụt lún có thể xảy ra bất cứ lúc nào…

Hoàng Minh Hà

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文