Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai ở miền Tây Nam bộ

07:42 06/08/2019
Ngày 5-8, UBND tỉnh Cà Mau có báo cáo về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra từ ngày 2 đến 4-8 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngày 3-8, sóng lớn kết hợp mưa kèm giông lốc, triều cường dâng cao (mực nước đo tại cống Đá Bạc là +1,70m) làm cho nước biển tràn qua tuyến đê biển Tây từ 0,3 – 0,4m; nghiêm trọng nhất là đoạn Ba Tĩnh – Kinh Mới với chiều dài 12,5km.


Trong đó, đoạn bên trong kè (huyện Trần Văn Thời) đã sạt lở rất nghiêm trọng với chiều dài 356m, bị tốc hoàn toàn phần vải bạt đã được xử lý tạm thời trước đó. Trong số này có 2 điểm với chiều dài 7m đã bị vỡ mất chân đê phía ngoài, hiện sạt lở vào thân đê (phần mặt đường bê tông) làm cho cát trong thân đê chảy ra ngoài.

Ngoài ra, các đoạn vải bạt hộ đê năm 2017-2018 bị tốc hoàn toàn với chiều dài 200m, các điểm còn lại hầu như đã sạt lở sát thân đê (cách từ 0,6 - 0,7m). Tình trạng đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.
Lực lượng vũ trang nhân dân và người dân nỗ lực gia cố bảo vệ đê biển Tây ở huyện Trần Văn Thời.

Song song đó, có 4 điểm sạt lở với chiều dài hơn 2.000m nằm trên tuyến đê từ Ba Tĩnh đến Tiểu Dừa và 1 điểm thuộc bờ nam sông Đốc với chiều dài 86m cũng đang trong tình trạng sạt lở nguy hiểm. Trước tình hình trên, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiềm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở.

Đến ngày 5-8, cơ quan chức năng đã tấn được 7.000 bao tải đất; đóng gia cố 2.500 cừ tràm, xử lý 150m đê bị sạt lở nguy hiểm nhất; đánh chìm 1 xà lan để ngăn chặn những cơn sóng lớn đánh vào những điểm sạt lở nghiêm trọng nhất; huy động, tập kết bổ sung 1.000 cừ tràm để tiếp tục gia cố chắc chắn hơn. Đêm 4-8, tỉnh bố trí lực lượng túc trực 24/24h để theo dõi, xử lý khi có các tình huống xấu xảy ra. Đồng thời, tiến hành rà soát lại các điểm sạt lở nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm trên toàn tuyến bờ biển Tây để có biện pháp xử lý kịp thời…

Cũng trong những ngày qua, thiên tai trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã làm 1 người chết, 1 người bị thương, sập 91 căn nhà, tốc mái 472 căn nhà; sạt lở đất ven sông chiều dài 62m, làm thiệt hại 2căn nhà; ngập 1.843 căn nhà, 1 trường học và 2.540m lộ giao thông, tổng thiệt hại về tài sản trên 22 tỷ đồng… Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, đặc biệt là tình trạng sạt lở đê biển, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ cho tỉnh Cà Mau cơ chế xử lý khẩn cấp đối với các công trình sạt lở bờ biển, đê biển.

Những ngày qua, hàng trăm CBCS thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau, dân quân tự vệ và nhân dân túc trực thường xuyên tại đoạn đê biển Tây bị sạt lở thuộc địa bàn 2 xã Khánh Hải và Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời để sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ đê.

Ông Nguyễn Quốc Đoàn, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, cho biết đã huy động tối đa lực lượng tại chỗ để cùng với cơ quan chức năng khẩn trương bảo vệ đê biển Tây. Tuy nhiên, hiện tình hình sạt lở đê diễn ra khá nghiêm trọng nên xã đã đề xuất cấp trên cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho thân đê trước mắt cũng như lâu dài. 

Nhằm kịp thời động viên tinh thần, chia sẻ khó khăn, thiếu thốn với lực lượng bảo vệ đê, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trần Văn Thời xuất kinh phí mua nước lọc, bánh mì và thức ăn nhanh đến hỗ trợ.

Chị Phan Thu Hương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chia sẻ: “Thấu hiểu được sự vất vả của cán bộ, chiến sĩ và bà con tham gia bảo vệ đê, chúng tôi cũng góp sức với mọi người bằng những món quà nhỏ để mọi người có động lực hơn trong lúc làm nhiệm vụ”. Hiện, thủy triều phía bên ngoài đã xuống thấp hơn so với trước, nhưng sóng lớn vẫn còn tác động mạnh đến chân đê nên công tác khắc phục sạt lở đê biển Tây đang được các ngành chức năng và chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Cà Mau, cho biết: “Có thể nói, mấy chục năm trở lại đây, đê biển Tây chưa gặp trường hợp triều cường dâng cao và sóng lớn như mấy ngày vừa qua. Nhờ thực hiện phương châm “4 tại chỗ” nên đã tạm thời giữ được thân đê không bị vỡ. Hiện, có trên 300 người từ tỉnh đến xã đang tham gia bảo vệ đê với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc.

Tính đến ngày 5-8, việc khắc phục sạt lở tại đoạn đê biển Tây thuộc địa bàn 2 xã Khánh Hải, Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời cơ bản được đảm bảo. Các lực lượng tham gia hộ đê luôn được duy trì, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Tại Kiên Giang, ngày 5-8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & CNCH) tỉnh cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 3, đã có hơn 200 căn nhà trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bị hư hại, tổng thiệt hại gần chín tỷ đồng.

Cụ thể, tại xã Vân Khánh Tây và xã Vân Khanh (huyện An Minh), mưa to trên diện rộng, mưa giông phát triển mạnh trên vùng biển trùng với thời điểm đỉnh triều cường làm nước biển dâng cao nhanh bất thường, tràn qua tuyến đê biển gây ngập sâu, có nơi ngập hơn 1m nước.

Sau đó, nước đột ngột rút nhanh cuốn trôi nhà cửa, nhiều tài sản, đồ dùng trong nhà của các hộ dân sống ven đê thuộc 2 xã này. Ảnh hưởng nặng nề nhất là đoạn đê từ Tiểu Dừa đến Kim Quy dài khoảng 4,5km bị sạt lở nghiêm trọng. UBND tỉnh Kiên Giang đã công bố tình trạng sạt lở khẩn cấp và đang chuẩn bị triển khai biện pháp khắc phục khu vực này, hiện nay đã cắm biển cảnh báo sạt lở. Theo UBND huyện An Minh, tổng cộng trên địa bàn huyện này có 105 căn nhà bị thiệt hại.

Trong đó, nhà bị nước cuốn mất là 6 căn, nhà bị sập là 35 căn, 1 căn nhà bị tốc mái, 63 căn nhà bị ngập nước thiệt hại tài sản, tổng thiệt hại ước tính bằng tiền gần 7 tỉ đồng. Ngoài ra, tại các huyện Châu Thành, An Biên, Vĩnh Thuận, mưa và lốc xoáy đã làm sập 14 nhà; các huyện Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, Hà Tiên, Phú Quốc, Gò Quao cũng đã có 75 căn nhà bị tốc mái, thiệt hại tại các huyện này ước tính khoảng 2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & CNCH tỉnh Kiên Giang cho biết, tại các địa phương có nhà dân bị thiệt hại đã cử lực lượng xuống địa bàn giúp dân khắc phục hậu quả. Huyện An Minh cũng đã chỉ đạo lực lượng Công an, quân sự, với tổng số 188 lượt CBCS xuống hiện trường giúp dân di dời, thu gom tài sản, đảm bảo ANTT.

Tại Hậu Giang: Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra tại hiện trường vùng bị thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả. Đoàn đến thăm hỏi 20 hộ có nhà bị tốc mái và sập ở xã Đông Phước (huyện Châu Thành); xã Tân Thành (thị xã Ngã Bảy); xã Thạnh Hòa (huyện Phụng Hiệp) và trao hỗ trợ ban đầu cho mỗi hộ dân có nhà bị sập, tốc mái 3 triệu đồng.

Ông Lữ Văn Hùng cũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng bố trí lực lượng, cùng người dân khắc phục hậu quả, giúp đỡ người dân dựng lại nhà cửa ổn định đời sống.

Bão số 3 kèm theo các hiện tượng giông lốc cũng gây thiệt hại đáng kể ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đến nay đã ghi nhận có 143 căn nhà tốc mái, sập 10 căn nhà.

V.Đức- T.Quốc- T.Lĩnh

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

Thời gian qua, các Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.   

Kể từ niên học 2018-2019, ngoài các môn học bắt buộc và các hoạt động tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các trường học còn triển khai thêm “nội dung giáo dục của địa phương” chiếm 20% thời lượng giảng dạy. Sau 5 năm, “Tài liệu giáo dục địa phương” được thực hiện ở các tỉnh, thành nhưng kết quả dường như chưa được như mong muốn. Sự lúng túng và sự bất cập ấy có thể hình dung ra sao và cần cải thiện thế nào?

Tuần tra hóa trang kết hợp công khai xuyên đêm, lực lượng CSGT đã kịp thời phát hiện, xử lý gần 40 "quái xế" càn quấy, vi phạm trật tự an toàn giao thông khiến người dân bức xúc.

Ngày 2/11, thông tin từ Đồn biên phòng Cửa khẩu Hoàng Diệu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị phối hợp với Công an huyện Bù Đốp và các lực lượng hữu quan bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển trái phép gần 150kg pháo nổ từ biên giới Campuchia về Việt Nam tiêu thụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文