Khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống cơn bão số 6

08:27 29/09/2006

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Huy động máy bay để rà soát và thông báo cho các tàu thuyền còn đánh bắt ven bờ.

Trưa 28/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện khẩn số 49 CĐ/PCLBTW - UBQGTKCN gửi Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn - Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và các Bộ, ngành: Quốc phòng, Công an, Thủy sản, Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thông báo cho chủ các phương tiện hoạt động trên biển, tìm nơi trú ẩn hoặc di chuyển khỏi khu vực ảnh hưởng của bão và không để tàu, thuyền tiếp tục ra khơi. Thường xuyên thông báo hướng di chuyển của bão để người dân chủ động phòng tránh.

Các tỉnh ven biển, đặc biệt từ Quảng Bình đến Phú Yên chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, kho tàng, sẵn sàng di chuyển dân cư. Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự. Chủ động chuẩn bị để thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ, đặc biệt tập trung chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, và các phương tiện để đảm bảo đời sống. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt đối với vùng có nguy cơ bị chia cắt khi có lũ.

Tập trung lực lượng, vật tư củng cố các tuyến đê biển, đê cửa sông và chuẩn bị các phương án xử lý khi công trình có sự cố. Hướng dẫn chủ các phương tiện hoạt động trên biển đề phòng dông, lốc xoáy cục bộ để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Chỉ đạo việc thu hoạch và triển khai các biện pháp bảo vệ các khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.

Ban Chỉ huy PCLB - TKCN Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Không quân, lực lượng Cảnh sát biển và các đơn vị vũ trang phối hợp kiểm tra, kiểm soát và tổ chức thông tin hướng dẫn chủ các phương tiện, chủ công trình hoạt động trên biển, ven biển triển khai các biện pháp phòng, tránh và đối phó với bão. Huy động máy bay để rà soát và thông báo cho các tàu thuyền còn đánh bắt ven bờ.

Do bão còn diễn biến phức tạp, yêu cầu Ban Chỉ huy PCLB-TKCN các tỉnh, thành phố và Ban Chỉ huy PCLB các Bộ, ngành cần theo dõi chặt chẽ và chủ động chuẩn bị các phương án đối phó. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão, báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

Ngày 28/9, đồng chí Lê Thế Tiệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công an đã gửi điện chỉ đạo Công an các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và các đơn vị liên quan ở Bộ cần theo dõi sát diễn biến cơn bão số 6, khẩn trương triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống, trong đó đặc biệt quan tâm quản lý tàu thuyền ra khơi, kêu gọi tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ từ khu vực Quảng Bình đến Phú Yên vào bờ; chuẩn bị kế hoạch và kiên quyết sơ tán dân vùng có khả năng bị sóng biển dâng cao tràn vào và vùng trũng ven sông; triển khai các phương án phòng tránh sụt lở ven sông, đường giao thông; chủ động triển khai các phương án 4 tại chỗ để phòng chống bão, đảm bảo ứng trực, huy động kịp thời lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi tình huống xảy ra, sẵn sàng tham gia chi viện cho đơn vị, địa phương khác; đảm bảo tốt an ninh trật tự trên địa bàn, không để kẻ gian, bọn tội phạm lợi dụng thiên tai để trộm cắp, phá hoại v.v…

Chiều cùng ngày, đồng chí Lê Thế Tiệm họp với các thành viên Ban chỉ đạo và các cơ quan chức năng của Bộ dự kiến công tác kiểm tra, đôn đốc, chi viện cho các địa phương sắp phải đối phó với bão số 6.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, dự kiến đêm 30/9 sáng 1/10, bão số 6 sẽ đổ bộ vào đất liền từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, trọng tâm là Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Đây là cơn bão mạnh trên cấp 12.

T.H.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文