Khánh Hòa: Nóng bỏng cuộc chiến giành mặt nước đầm Nha Phu

22:58 16/10/2009
Nhiều năm qua, thôn Cát Lợi (xã Vĩnh Lương, Nha Trang) luôn sục sôi nạn tranh giành, sang nhượng trái phép diện tích mặt nước biển để nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là đăng bẫy săn tôm hùm giống. Biển xanh hiền hòa bị người người, nhà nhà cắm sào kéo ranh, lấn chiếm, sang nhượng khốc liệt. Ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch bệnh khởi nguồn từ đây.

Cuộc chiến không có hồi kết

Để khẳng định "chủ quyền" lãnh hải, nhiều người túa ra biển găm hàng trăm ngàn cây sào không khác gì cảnh căng dây chiếm đất thường thấy ở đất liền. Ông Tám Đê, nhà ở đầu thôn bức xúc nói: "Bởi nạn tranh giành mà vùng rạn trào đầu mũi đầm Nha Phu chi chít cọc nhọn. Vùng này đâu đâu cũng đặc ken các bãi cọc. Có điều cọc ở đây bẫy kẻ lại người qua, thiệt là khốn khổ".

Tình hình mỗi lúc một phức tạp khi nhiều chủ lồng nuôi tôm hùm ở biển Cam Ranh để lánh nạn tôm chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm liên tục kéo bè về đây. Diện tích mặt biển có hạn trong khi nhu cầu sử dụng gia tăng chóng mặt đã khiến giá cả các vụ sang nhượng tăng vọt.

Từ đó nảy sinh nạn tranh giành, mua bán diện tích mặt nước biển vô cùng phức tạp. Không ít diện tích mặt biển trước đây do hạn chế độ sâu, dòng chảy xiết, gần khu dân cư chẳng ai dòm ngó nay xuất hiện hàng trăm cọc sào cắm thẳng vào lòng đại dương. Kẻ lấn trước, người chiếm sau, không ai nhường ai nên xảy ra những xung đột nảy lửa.

Diện tích mặt nước có giá nên mạnh ai nấy chiếm vô tội vạ.

Ông Sáu Đê, ở tổ 4, thôn Cát Lợi trần tình: "Nhiều năm qua, hễ ai có nhu cầu sử dụng mặt nước chỉ việc đẵn sào xuống cắm rồi thông báo cho bà con chòm xóm biết để tránh việc thả neo, giả lưới cào mà thôi. Đâu có ai sống đời với biển nên làm gì có chuyện Nhà nước cấp sổ đỏ như trên đất liền. Bởi hổng có giấy tờ phân định ranh giới nên người ta mới cãi cự nhau hà rầm".

Chỉ tay về phía trùng trùng lớp lớp giàn đăng bẫy tôm, ông Quân, tặc lưỡi: "Mấy chỗ cắm sào đặc ken vậy đều có chủ sở hữu. Ngay cả những diện tích xanh xanh ở xa kia người ta cũng xí phần cả rồi".

Ông Quân nhiệt tình chèo thuyền thúng chở chúng tôi đi một vòng tham quan. Cách bờ biển khoảng 500m, thế giới ngàn khơi ngoài này nhộn nhịp chẳng khác gì đất liền. Mỗi giàn bẫy tôm hùm giống hay những giàn lưới đăng quây tròn nuôi ốc hương, ghẹ, tu hài, vẹm xanh… đều có sự hiện diện của những ngôi chòi canh cao lêu nghêu trên mặt biển.

Tràn ngập mối nguy

Trên đường đi, chiếc thuyền thúng của ông Quân không ít lần va vào những chiếc cọc nhọn bám đầy vỏ hàu sắc lẹm nằm lập lờ dưới mặt nước. Sóng dập liên tục khiến không ít lần chiếc thuyền thúng bé tẻo teo tưởng chừng đổ úp. Viễn cảnh thuyền lật rồi bị cọc xiên người khiến ai nấy rùng mình.

Khổ sở tay chèo tay dùng ca tát nước do "thúng bị cọc đâm thủng", một ngư dân tên Minh kêu trời: "Có bận sóng hút nước khiến chiếc thúng chai của tui nằm gọn trên giàn cọc 5 cây... Chiếc thúng bị sóng đánh tuốt luốt vào bờ, mỗi người văng đi mỗi hướng, may mà không ai bị gì".

Cũng vì sợ cọc nhọn mà ngư dân không dám nhảy ùm xuống biển tắm, lặn như ngày nào. Nhiều gia đình vì ám ảnh bị cảnh con em "dính" cọc hay bị hàu cắt cũng cấm tiệt đám trẻ không được tùy tiện chèo thuyền ra thăm bẫy.

Tàu thuyền muốn cặp bờ cũng phải chật vật, cẩn thận len lỏi qua ma trận bẫy bọng nếu không muốn bị cọc đâm. Cư dân địa phương còn phản ánh, hàng trăm ngàn cọc nhọn của giàn bẫy tôm đã ít nhiều làm thay đổi dòng chảy, gây xáo trộn cuộc sống của các loài sinh vật biển. Mặt khác, do hệ thống bẫy tôm được làm từ đá vôi mà muốn có đá vôi, người ta phải bứng các rạn san hô vốn được mệnh danh là mái nhà của các loài sinh vật biển.

Chiều về, nước đầm Nha Phu vẫn hiền hòa lặng chảy, vẫn lặng lẽ cưu mang người dân miệt biển như đã từng đối với bao thế hệ cha ông họ. Biển êm nhưng trong sâu thẳm đã và đang hình thành "siêu bão". Cơn bão tuy không sóng to, gió lớn nhưng sự khốc liệt và những thiệt hại chẳng kém gì những cơn bão thứ thiệt

Thành Dũng

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文