“Khoảng trống” trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

15:35 26/02/2010
Tại hội thảo tìm giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong học sinh phổ thông do Bộ GD&ĐT tổ chức cuối năm 2009, nhiều đại biểu đã cho rằng, những vụ tai nạn thương tích có cả nguyên nhân từ phía nhà trường khi chương trình giáo dục đạo đức lối sống còn một "khoảng trống", dạy những điều xa vời, trong khi một bộ phận học sinh này thiếu hụt trầm trọng kỹ năng sống, chưa biết ứng xử phù hợp với lối sống có văn hóa.

>> Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ về các dạng tai nạn thương tích (TNTT) xảy ra trong trường học phổ thông, nhưng theo đánh giá của Sở GD&ĐT Hà Nội thì đây là nỗi lo thường trực của từng nhà trường, từng gia đình có con em đang đi học. Có rất nhiều dạng tai nạn thương tích như cháy nổ, điện giật, đuối nước, nhưng đáng báo động là tình trạng học sinh bị chấn thương do TNGT và do bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, gây ra những hệ lụy không nhỏ về mặt tinh thần cho gia đình, nhà trường và xã hội.

Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội, Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống TNTT của ngành Giáo dục Hà Nội thì công tác phòng chống TNTT thường được triển khai đầu năm học. Nhưng thời điểm này đang phát sinh một số vấn đề nhạy cảm như học sinh tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn trái phép, hay nạn bạo lực học đường. Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội tăng cường các biện pháp để phòng chống TNTT.

Học sinh vi phạm Luật GTĐB như thế này không phải là hiếm.

Một con số từ Cục CSGT đường bộ - đường sắt, Bộ Công an cho thấy, tại Hà Nội, chỉ riêng trong Tháng "An toàn giao thông" năm 2009, đã xử lý 600 trường hợp vi phạm là học sinh phổ thông. Đặc biệt, qua ghi hình tại một số trường học Hà Nội, cứ 1 giờ đồng hồ, có hàng chục trường hợp học sinh vi phạm.

Còn theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, thì trong năm 2009 đã xảy ra 73 trường hợp bị chấn thương, chủ yếu do tai nạn giao thông mà người điều khiển là học sinh phổ thông.

Điển hình về tai nạn thương tích do bạo lực học đường gây ra là vụ "trả thù nhầm" gây xôn xao dư luận diễn ra trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình (Hà Nội) xảy ra vào tháng 10/2009. Hậu quả khiến một học sinh tử vong và một học sinh bị thương nặng. Đây là thực trạng báo động về sự xuống cấp đạo đức lối sống trong một bộ phận học sinh thích ăn chơi đua đòi, thích hưởng thụ, lười lao động, sống ích kỷ và thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình.

Tại hội thảo tìm giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong học sinh phổ thông do Bộ GD&ĐT tổ chức cuối năm 2009, nhiều đại biểu đã cho rằng, những vụ việc đau lòng như vậy có cả nguyên nhân từ phía nhà trường khi chương trình giáo dục đạo đức lối sống còn một "khoảng trống", dạy những điều xa vời, trong khi một bộ phận học sinh này thiếu hụt trầm trọng kỹ năng sống, chưa biết ứng xử phù hợp với lối sống có văn hóa.

Với mục đích "phòng là chính", ngành Giáo dục Thủ đô quyết tâm ngăn chặn hiệu quả không để xảy ra TNTT trong và ngoài nhà trường. Mục tiêu đặt ra là 100% học sinh trên địa bàn thành phố được tuyên truyền về TNTT, xây dựng trường học an toàn; đảm bảo 70% cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác phòng chống TNTT tại các đơn vị, trường học được tập huấn về kiến thức, kỹ năng phòng chống TNTT, góp phần xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Để "phòng tận gốc" bạo lực học đường và tai nạn thương tích do va chạm giao thông, theo một số chuyên gia tâm lý của ĐH Sư phạm Hà Nội, cần phải tăng cường giáo dục đạo đức lối sống cho các em ở từng trường phổ thông; lồng ghép kỹ năng phòng chống TNTT vào các bài giáo dục công dân, ngoài việc giúp học sinh tìm hiểu về một số luật ở nước ta thì giáo viên phải giúp các em có thêm nhiều hiểu biết pháp luật, biết tôn trọng pháp luật.

Thạc sĩ Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu môi trường và Các vấn đề xã hội: Bạo lực học đường ít nhiều đều liên quan tới kỹ năng sống. Vừa qua chúng tôi đã thực hiện điều tra trẻ vị thành niên với 1.043 phiếu hỏi. Kết quả có tới 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống, 77,7% các em chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống và hầu hết các em đều lúng túng chưa biết cách xử lí các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Theo tôi, giải pháp tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống phải được các cấp, ngành, toàn xã hội nhận thức một cách đúng đắn và xem như một nhu cầu bức thiết hỗ trợ sự nghiệp giáo dục.

Thầy giáo Bùi Hữu Ninh, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt - Đức, Hà Nội: Để phòng ngừa TNTT do va chạm giao thông, theo tôi, học sinh vi phạm Luật Giao thông thì phải xử phạt nghiêm minh để các em hiểu và tôn trọng pháp luật. Tôi cũng đề nghị, trong một số trường hợp, Bộ Công an nên nghiên cứu để tổ chức đào tạo nghiệp vụ lái xe môtô và tổ chức thi cấp phát bằng cho những học sinh đủ điều kiện. Có bằng lái xe, các em sẽ càng thấy được trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông...

Thu Phương

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文