Khởi động nhà máy chế biến mủ cao su đầu tiên

18:47 01/09/2013
Lần đầu tiên tại tỉnh Phú Yên, Nhà máy Chế biến cao su Phúc Nguyên chính thức hoạt động từ ngày 31/8 tại xã Ea Bar, huyện Sông Hinh.

Với hệ thống dây chuyền thiết bị kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ, mỗi năm nhà máy chế biến 5.000 tấn mủ cao su thuộc dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như SVR3L, SVR10, SVR20…

Được biết, trên địa bàn huyện Sông Hinh có gần 3.000 ha cao su, trong đó có 1.200ha đã cho mủ với năng suất quy khô mỗi hécta 2,2 tấn.

Ông Trần Thanh Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết, trong mấy năm qua, nông dân địa phương phải bán mủ cao su cho nhiều tư thương tranh mua với giá cả bất ổn, khi Nhà máy Chế biến cao su Phúc Nguyên hình thành và hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ nguyên liệu mủ.

Theo đó, huyện Sông Hinh sẽ mở rộng diện tích cây cao su lên 5.000ha trong năm 2015 và 7.100ha trong năm 2020

Hữu Toàn

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文