Xây dựng hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách:

Không lựa chọn kỹ sẽ là gánh nặng

08:29 07/05/2021
Thời gian gần đây nhiều địa phương đã có văn bản xin đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo các chuyên gia việc phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án, công trình thiết yếu phục vụ thiết thực cho người dân.



Điển hình của việc xin đầu tư hạ tầng giao thông là việc xin đầu tư vào sân bay. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) liên tục nhận được đề xuất từ các tỉnh như Ninh Bình, Quảng Trị, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Ninh Thuận, Hà Tĩnh... về việc lập quy hoạch, xây dựng sân bay.

Thế nhưng, việc xây dựng sân bay đòi hỏi suất đầu tư lớn và nguồn lực phát triển hệ thống cảng hàng không trên toàn quốc hiện vẫn phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách. Trong khi thực tế không phải cảng hàng không nào cũng thu được lãi.  Câu hỏi được nhiều chuyên gia đưa ra là nguồn lực đầu tư cho những cảng hàng không mới sẽ từ đâu và việc này nên trở thành tiêu chí trước khi xem xét đưa vào quy hoạch trong thời gian tới.

Các địa phương nên xem xét việc xin quy hoạch đầu tư cảng hàng không.

Không chỉ trong lĩnh vực hạ tầng hàng không, đầu tháng 4/2021, UBND tỉnh Sơn La đã kiến nghị Chính phủ chuyển đổi hình thức đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo Luật Đầu tư công. Theo đó, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, có đoạn đầu tuyến dài 19km (huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình) sẽ triển khai theo hình thức đầu tư công, do tỉnh Hoà Bình làm chủ đầu tư. Đoạn giữa tuyến dài 34km (thuộc tỉnh Hoà Bình), bao gồm 2 cầu vượt lòng hố Sông Đà, công trình hầm, nền, mặt đường, tỉnh kiến nghị đầu tư bằng vốn ODA.

Đoạn cuối tuyến dài 32 km thuộc tỉnh Sơn La đầu tư bằng vốn ngân sách, do tỉnh Sơn La làm chủ đầu tư. Cùng đó, 2 năm qua đã có một số dự án cao tốc không tìm được nhà đầu tư khiến cơ quan chủ quản phải đề xuất hướng đầu tư công, như các các dự án cao tốc Bắc Nam đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Nghi Sơn - Diễn Châu (Nghệ An), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Thọ - Tuyên Quang...

Điều này cho thấy, các dự án PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư) giao thông không còn hấp dẫn nhà đầu tư như trước đây. Vậy để có nguồn vốn đầu tư các dự án, một địa phương đã đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ, cho phép vay ưu đãi, bảo lãnh vay thương mại, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi (thuế, đất đai...) đối với các doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động trong việc bố trí và huy động nguồn vốn hợp pháp, đặc biệt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ, liên kết trong việc đầu tư ngoài ngành để triển khai đầu tư.

Theo các chuyên gia về giao thông, từ năm 2005 đã có vấn đề thất thoát trong xây dựng cơ bản. Do đó, để quản lý nguồn vốn ngân sách có hiệu quả, vấn đề quan trọng nhất vẫn là con người để tránh việc xin – cho, đẩy suất đầu tư lên dẫn đến thất thoát. Cùng với đó, nếu triển khai ồ ạt mà không quản lý chặt các định mức kỹ thuật, định mức đầu tư… thì rất khó tiết kiệm.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông (VARSI) - ông Trần Chủng - bày tỏ quan điểm, hiện thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư là huy động vốn tín dụng. Các dự án PPP hạ tầng giao thông có mức đầu tư lớn, đơn cử dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101km, tổng mức đầu tư hơn 11.600 tỉ đồng, thời gian vay vốn kéo dài tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng, nên khó vay vốn. Trong khi đó, thời gian vừa qua nhiều dự án BOT đã phát sinh những vướng mắc về thu phí dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn phương án tài chính đề ra ban đầu.

Việc các địa phương đề xuất phát triển hạ tầng giao thông là vấn đề tất yếu. Nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc với các công trình thiết yếu phục vụ thiết thực cho người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, lâu nay vẫn có nhiều người ví nguồn vốn ngân sách Nhà nước là “chùm khế ngọt”. Theo GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), việc đầu tư phải chọn những dự án, công trình thiết yếu nếu không sẽ dẫn đến gánh nặng cho đầu tư công.

Nếu ngân sách dư dả (bội thu) thì chúng ta có thể triển khai đường cao tốc, sân bay, đường sắt tốc độ cao, đường sắt trên cao… đây là việc cần phải làm đối với một xã hội phát triển. Nhưng hiện ngân sách đang còn eo hẹp buộc chúng ta phải có tính toán và lựa chọn kỹ, không thể đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao mà có thể dẫn đến thất thoát và lãng phí.

Theo ông Đào, nếu không quản lý tốt vấn đề đầu tư công sẽ dẫn đến thoát thoát và lợi ích nhóm, cụ thể như đường cao tốc Bắc – Nam đoạn phía đông hiện đang rất khó khăn về nguồn vật liệu khiến đội giá làm tăng chi phí ngân sách.

“Cùng với đó, việc đề xuất xây dựng hạ tầng giao thông đã kéo theo việc tăng giá bất động sản nơi dự án đi qua gây lũng đoạn thị trường. Hiện một số địa phương nguồn thu chính từ quỹ đất, nếu bán hết thì không còn nguồn thu. Do đó, việc phát triển hạ tầng đến những vùng có tiềm năng lớn thì cần phải triển khai và cần ưu tiên cho việc xây dựng đường tuần tra biên giới để bảo vệ an ninh, quốc phòng”, GS.TS Đặng Đình Đào nêu quan điểm.

Đặng Nhật

Ngày 12/5, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện kế hoạch tuần tra đảm bảo TTATGT tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội), trong đó tập trung xử lý vi phạm đối với các phương tiện xe ba gác, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đang điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc; đánh bạc" xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT Bộ Công an tiếp tục kêu gọi các cá nhân ra trình diện, hợp tác với Cơ quan ANĐT Bộ Công an, làm rõ các nội dung có liên quan đến vụ án để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật

Chiều 12/5, Thượng tá Huỳnh Minh Thơ, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đơn vị vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh triệt phá 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ nhiều súng, ma túy và hung khí nguy hiểm. 

Liên quan vụ sụp lún đường dẫn cầu Hòa Bình xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Khu Quản lý đường bộ IV và Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh, yêu cầu khắc phục giao thông để đảm bảo an toàn, thông suốt. Công an tỉnh Tây Ninh đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác điều tra, trưng cầu giám định để làm rõ chất lượng công trình.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An. Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước 96,8 tỷ đồng và hưởng lợi 750 triệu đồng.

Mấy năm trong công cuộc "đốt lò", xảy ra bao chuyện bi hài. Không ít vị lãnh đạo mới hôm qua còn "lên lớp" khuyên răn cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ phải trọng chữ đức, phải liêm, chính, không tham ô, tham nhũng, không suy thoái, vậy mà hôm sau bị khui lộ biết bao chuyện giật mình. Trong hội thảo, hội nghị, những bài học về giáo dục đạo đức, liêm, chính vẫn diễn ra đều đặn, người học vẫn mải miết học, người dạy say sưa dạy, nhưng ngoài đời dường như nhiều người lại coi việc dạy và làm là hai phạm trù tách biệt nhau.

Dự thảo luật được xây dựng nhằm bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, về bầu cử sớm, rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.