Trước ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội:

Không thể dọn sạch “mạng nhện” trên trời

15:26 22/04/2009

“Mê hồn trận” dây điện và cáp viễn thông chằng chịt như mạng nhện trên không trung luôn chất chứa ẩn họa khôn lường với người đi đường, nhất là trong mùa mưa bão. Đã có nhiều tai nạn thương tâm bất ngờ giáng xuống do đứt cáp, chập cháy đường dây điện, biến người dân thành những nạn nhân bất đắc dĩ.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng TP Hà Nội vẫn chưa tìm ra cách nào khả thi để dẹp bỏ được “mê hồn trận” dây điện và cáp viễn thông chằng chịt như mạng nhện trên trên bầu trời thủ đô, nhất là khi dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long đang ngày một xích lại gần.

Những cột điện với hàng trăm loại dây đi dọc, đi ngang, vắt vẻo thõng xuống mái nhà, thõng xuống đầu người đi đường. Những búi dây cáp to đùng, nếu không để chỏng chơ dưới chân cột điện thì cũng treo lơ lửng ở một góc nào đó tít tắp trên cao. Đã xảy ra tình trạng trớ trêu khi nhiều nhà mặt phố không đặt nổi biển hiệu, bị ngẫu nhiên "chiếm đoạt" mặt tiền do đống dây dợ khổng lồ này án ngữ.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Phó trưởng Phòng Thi đua, tuyên truyền, Công ty Điện lực Hà Nội lại kêu "oan": Trong nội thành Hà Nội (cũ), ngành Điện đã hạ ngầm toàn bộ lưới điện trung áp. Riêng các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ, con số này cũng đã lên tới 80% phần việc phải thực hiện. Thậm chí, có rất nhiều khu vực (đặc biệt ở quận Hoàn Kiếm và Ba Đình), đường dây hạ thế (đường dây dẫn vào nhà dân) cũng đã được hạ ngầm. Thế nhưng, ngành Điện không làm cách nào dỡ bỏ đi được những cây cột không còn dây điện, vì trên đó vẫn có quá nhiều các loại dây cáp khác "cộng sinh".

Khó có cách nào dọn sạch được rác không trung, để bầu trời Hà Nội phong quang hơn trong dịp Đại lễ 1.000 năm sắp tới nếu các doanh nghiệp viễn thông không chịu hạ ngầm hệ thống cáp của mình. Nhiều ý kiến đề nghị, trong quá trình quy hoạch đô thị, Hà Nội cần đưa những "đường hầm kỹ thuật" vào các tuyến phố để giải thoát cho bầu trời khỏi gánh nặng cáp viễn thông. 

Hệ thống dây cáp chằng chịt trước nhà dân

Theo khảo sát của PV, khoảng 40-50% các sợi cáp nhằng nhịt trên trời thực sự là rác theo đúng nghĩa đen vì đã "chết", hết giá trị sử dụng. Phổ biến tình trạng nhiều đường cáp viễn thông, truyền hình dẫn vào nhà dân, công sở bị hỏng, các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình đến thay mới nhưng thiếu trách nhiệm đến độ không hề làm động tác thu dọn đường dây cũ. Bởi thế, ngày lại ngày, cộng với sự gia tăng của các dịch vụ viễn thông, truyền hình, bầu trời Hà Nội lại thêm dày đặc những rác, và người tham gia giao thông mỗi lúc mỗi thấp thỏm hơn với hiểm họa rình rập ngay trên đầu mình.

Điện lực Hà Nội hiện cho 16 doanh nghiệp viễn thông thuê khoảng 92.000 cột điện trên toàn địa bàn để treo cáp. Hợp đồng giao dịch luôn được ghi rõ trách nhiệm đảm bảo mỹ quan cho thành phố, đảm bảo trọng tải của cột và đề cao an toàn lưới điện. Tuy nhiên, theo đại diện Công ty Điện lực Hà Nội, các doanh nghiệp viễn thông đều tự phát treo mắc đường cáp vô tội vạ mà ít khi báo với bên cho thuê. Công ty Điện lực Hà Nội đã tự cho phép được loại mình ra khỏi vòng trách nhiệm của những búi rác giăng mắc trên trời, mặc dù họ là bên sở hữu cột điện. Thế nên, khi có những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho người đi đường, các bên liên quan đều đổ lỗi cho nhau và hậu quả, nạn nhân phải ngậm ngùi chịu thiệt.

Trước mùa mưa bão, Điện lực Hà Nội đã tăng cường thêm quân số kiểm tra, bảo dưỡng, duy tu các hệ thống dây, trạm biến áp, trạm hạ thế. Theo bà Huệ, nếu có sự cố bất khả kháng do thiên tai, do xe cẩu va chạm với dây điện hoặc sự cố do diều, do đèn trời gây cháy, dây điện đứt rơi xuống đất đã có hệ thống rơ le tự động ngắt mạch, cắt điện. Tuy nhiên, bà Huệ nói thêm: Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho chính mình là người dân hạn chế ra đường lúc mưa bão sấm sét và cố gắng không lội nước ngoài đường bằng chân trần… Bà Huệ cũng cung cấp thêm, tại Hà Nội, khi gặp sự cố về điện, người dân có thể gọi ngay tới số: 04.222.22000 để được trợ giúp

Thanh Huyền - Hương Sen

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文