Kon Trú vui với 'giấc mơ điện'

23:41 24/03/2015
Hơn một tháng nay, người Bana ở làng Kon Trú (xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) vui đón dòng điện quốc gia về đến làng. Không ít người ví von cuộc sống hôm nay tựa cổ tích khi làng đã có thể lung linh ánh điện đến tận khuya, tiếng nhạc, tiếng tivi rộn ràng cả ngày.

Hơn chục năm trước, máy nổ phát điện được cấp cho làng, chiếu sáng từ 6 đến 10h tối mỗi ngày đã được xem là sự kiện đáng nhớ của người làng Kon Trú. Sau 10h tối, cuộc sống quay về với bếp lửa bập bùng. Khi có hội làng, đám cưới muốn phát nhạc, thắp điện đến khuya, người dân phải góp tiền mua thêm dầu...

Vậy cũng đã đủ để người làng Kon Trú bằng lòng, ưng cái bụng. Nằm ở độ cao trên 600m so với mặt nước biển, địa hình núi cao hiểm trở, đường lên làng ngoằn ngoèo những dốc, một bên là vách núi, bên là vực sâu, nên dù chỉ cách trung tâm xã chỉ khoảng 10km, người Bana ở nơi đây chẳng bao giờ dám mơ tới một ngày điện lưới quốc gia sẽ về đến làng.

Có điện lưới quốc gia, gia đình chị Đinh Thị Thu sắm thêm nồi cơm điện để phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

Vậy mà, giấc mơ ấy đã thành hiện thực. Sau 7 tháng nỗ lực thi công của các nhà thầu, đường dây 22kV và trạm biến áp 50kVA – 220kv đã về đến làng Kon Trú. Vượt qua núi cao, vực sâu, công trình với tổng kinh phí thực hiện hơn 5,6 tỉ đồng đã mang “ánh sáng văn minh” về với từng mái nhà sàn của làng. Đường về Kon Trú hôm nay vẫn kỳ vĩ, hoang sơ song đã thêm phần hiện đại khi có sự góp mặt của những cột điện sừng sững, hiên ngang trên các dãy núi cao.

Ngày đầu tiên dòng năng lượng mới chính thức đi vào hoạt động, làng Kon Trú vui như mở hội. Trưởng làng Đinh Văn Lơi kể: “Bà con mở nhạc, mở tivi đến tận khuya để tận hưởng niềm vui lớn của làng, để thỏa nỗi mong ước bấy lâu. Tối hôm ấy, không còn tiếng máy nổ ồn ào, người làng đi thăm từng nhà, hỏi han nhau trong ánh sáng rực rỡ. Bà con Kon Trú biết ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm!”.

Hàng cột điện mới băng qua núi cao, vực sâu mang ánh sáng điện về với Kon Trú.

Nhiều năm công tác tại điểm trường Kon Trú (thuộc Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Vĩnh Kim), thầy giáo Thái Huy Thanh cho biết nhờ tiếp cận tivi nhiều hơn trước, học trò hiểu biết nhiều hơn về những điều thầy giảng. Có trẻ còn mạnh dạn nhờ thầy giải đáp về những điều mình xem được nhưng chưa hiểu, chưa rõ. Đây là tín hiệu vui, bởi khi ham thích, tò mò về cuộc sống, các em sẽ thu về nhiều kiến thức, hiểu biết hơn.

Dòng năng lượng mới về làng cũng làm các gia đình mạnh dạn hơn trong sắm sửa vật dụng: quạt điện, nồi cơm điện. Vừa có lưới điện quốc gia hôm trước, hôm sau, chị Đinh Thị Thu (28 tuổi) đã bàn với chồng mua nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian. Chị bảo: “Cơm điện không ngon bằng cơm củi nhưng mà tiện và nhanh hơn”.

Vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống tinh thần cho người dân, dòng điện mới về làng còn hứa hẹn về một cuộc sống sung túc hơn. Ông Đinh Khư, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, kỳ vọng: “Nhờ ánh sáng điện, người dân có thể tiếp cận những kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, thay đổi tư duy nhận thức. Kon Trú rồi sẽ ấm no hơn”.

34 hộ dân với 129 nhân khẩu của làng đang gần hơn với đồng bằng nhờ ánh sáng điện. Đâu đó trong những khúc hát đang vang vọng giữa làng, giai điệu vút cao của bài hát “Ánh điện vùng cao” (nhạc sĩ Lê Chương) gửi lời, rằng: “Bạt đèo cao về đây dòng điện xây tương lai/Dây cáp giăng qua từng bản mới/Giăng những sợi tơ lòng nối xuôi ngược... Núi rừng ơi điện đã về, bản làng ca hát/Ơn Đảng đã đem ánh sáng đến muôn người”.
Hoàng Nguyên

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文