Làng "cõng hàng lậu" mất nghề

13:07 27/12/2008
Một cán bộ thật thà: "Thực tế hoạt động buôn lậu diễn ra như hiện nay là chúng tôi mừng, hầu hết hàng hóa đều đi trên các xe ôtô, qua thẳng các trạm kiểm soát, người dân Lương Lễ nhờ đó mất nghề làm ăn, dần bỏ được cái nghề đầy vất vả, tai tiếng mà không mấy lợi lộc đó".

Làng Lương Lễ, xã Tân Hợp (Hướng Hóa, Quảng Trị) bị gắn thêm cái tên buồn - làng "cua rạm" từ cách đây hàng chục năm, khi hàng lậu bên kia sông Sê Pôn (Lào) đổ vào Lao Bảo (Hướng Hóa), người làng lũ lượt làm nghề cửu vạn cho các chủ hàng. Thế nhưng, những ngày giáp Tết năm nay người Lương Lễ buồn hơn cả tên "cua rạm" như nhát dao cứa vào lòng, khi không còn mấy chủ buôn chuyển hàng qua các trạm kiểm soát theo phương thức cũ!...

Dân chuyển hàng lậu, xã đi chăn bò và thành con nợ

Ông Trương Văn Đại, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hợp vẫn chưa hết bức xúc khi cách đây hơn 3 tháng, cán bộ các ngành chức năng Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo (cổng B) bắt giữ một xe tải đang vận chuyển trái phép 26 con trâu, bò trên đường 9, đoạn qua khu vực cổng B, sau đó bàn giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng Hóa giữ, nhưng lãnh đạo huyện thông báo cho UBND xã đến Đội kiểm soát Hải quan (km47, cách cổng B chừng 300m) để nhận giữ bò!

"Xã sẽ không làm trái luật nếu lãnh đạo huyện không "điểm" thêm câu, số bò trên sẽ hỗ trợ các hộ nghèo của xã"- ông Đại bùi ngùi cho biết: "Đã vậy, khi chúng tôi kiểm kê số trâu, bò trên để nhận giữ thì phát hiện chỉ còn 10 con bò!".

Sau khi nhận giữ bò, UBND xã Tân Hợp làm hợp đồng thuê ông Dương Quốc Trinh, Trưởng thôn Lương Lễ chăm giữ với giá 50.000 đồng/con/ngày đêm. Đến ngày thứ 8, các chủ bò trả cho ông Trinh 4 triệu đồng tiền công chăm giữ với hy vọng các ngành chức năng ở Quảng Trị sẽ xử lý vụ việc theo cách, sau 15 ngày nuôi nhốt cách ly, tiêm vaccin phòng bệnh và không thấy dấu hiệu bệnh sẽ cho vận chuyển đi nơi khác.

Những năm trước, người Lương Lễ gùi gánh hàng lậu trên đường 9 tấp nập hơn nhiều lần so với hình ảnh này.

 
Tuy nhiên, đến gần 3 tháng kể từ ngày lãnh đạo huyện chỉ đạo UBND xã Tân Hợp nhận giữ bò, đã tổ chức bán đấu giá số bò trên với số tiền trên 58 triệu đồng. Trong khi đó, người nhận chăm giữ bò đòi tiền công theo thỏa thuận hợp đồng với UBND xã Tân Hợp.

Sau nhiều lần kiến nghị, lãnh đạo huyện chỉ đạo đơn vị chức năng phân bổ 19 triệu đồng cho xã để xã trả nợ tiền công thuê người chăm giữ bò! Song đến nay số tiền này vẫn chưa về đến xã! "Giá mà người dân Lương Lễ không chuyển số trâu, bò lậu này qua cổng B thì cán bộ xã chúng tôi đỡ khổ", ông Đại chợt nghiệm ra!

Cõng hàng ngoại vẫn cứ đói nghèo

Trong buổi làm việc với UBND xã Tân Hợp, một cán bộ ở đây (xin giấu tên), với khá nhiều bằng chứng cho chúng tôi biết năm 2008 có gần trăm xe tải vận chuyển trái phép số lượng lớn trâu, bò (nguồn gốc từ Thái Lan) trên đường 9 từ Lao Bảo về Đông Hà, hoặc ra Quảng Bình theo đường Hồ Chí Minh.

Trong đó số trâu, bò bị bắt giữ không qua các trạm kiểm soát, mà do các chủ buôn thuê người dắt qua các trạm này theo các đường tiểu mạch, chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Cũng như trâu, bò lậu, theo cán bộ này, năm 2008 có rất ít các chủ hàng lậu thuê người gùi cõng hàng qua các trạm kiểm soát.

Một số đơn vị chống buôn lậu ở Đông Hà thì cho biết thực tế năm 2008 hàng lậu qua các trạm kiểm soát trên đường 9 đổ về Đông Hà số lượng lớn hơn, các mặt hàng cũng phong phú hơn so với mọi năm. Riêng lực lượng Công an Quảng Trị đã bắt giữ tới hàng trăm vụ với giá trị các mặt hàng trên 9 tỷ đồng. 

Trong khi đó các lực lượng chống buôn lậu ở cổng B, trạm kiểm soát liên hợp, Đội kiểm soát Hải quan và tổ kiểm soát liên ngành, một mặt thừa nhận hoạt động buôn lậu năm 2008 trên đường 9 diễn biến phức tạp, một mặt tỏ ra "thông cảm" với những người làm nghề cửu vạn, chuyên gùi cõng hàng thuê. Theo các cán bộ này, số vụ hàng lậu bắt được vì thế bị hạn chế(?!).

Thực tế thì sao? Ông Trương Văn Đại, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hợp cho biết, xã có 5 thôn với 932 hộ dân, 3.736 nhân khẩu. Trong đó, thôn Lương Lễ 245 hộ, 981 khẩu, hầu hết bà con ở đây đều làm nghề cửu vạn cho các chủ buôn lậu.

Từ trước đến nay, chính quyền địa phương khuyến khích người dân phát triển sản xuất, làm ăn kinh tế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nghề cửu vạn như liều thuốc phiện, khó dứt ra được.

Qua hàng chục năm gùi cõng, cuộc sống của người dân vẫn cứ nghèo. Hiện tại, cả xã có tới 66 hộ nghèo, trong đó 8 hộ nghèo phát sinh trong năm 2008. "Chúng tôi xét hộ nghèo theo chuẩn cũ, với thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng. Thực tế với thu nhập này thì đói chứ không phải nghèo", ông Đại ngậm ngùi.

Mong ước trái khoáy!

Ông Đại tâm sự, theo như thực tế hiện nay thì hoạt động buôn lậu vẫn cứ diễn ra ồ ạt trên đường 9. Điều mong muốn của lãnh đạo địa phương là các lực lượng chức năng không nên "thương" những "cua rạm" theo cái kiểu bao biện cũ rích ấy (dằn lòng lắm mỗi khi bắt bà con vì đó là nghề mưu sinh của họ!), mà phải ngăn chặn triệt để việc tiếp tay cho buôn lậu, có như vậy bà con mới nghĩ tới việc làm ăn chân chính, mới tập trung phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Một cán bộ cấp dưới của ông Đại thì thật thà: "Thực tế hoạt động buôn lậu diễn ra như hiện nay là chúng tôi mừng, hầu hết hàng hóa đều đi trên các xe ôtô, qua thẳng các trạm kiểm soát, người dân Lương Lễ nhờ đó mất nghề làm ăn, dần bỏ được cái nghề đầy vất vả, tai tiếng mà không mấy lợi lộc đó"

Phan Thanh Bình

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Mưa to kèm theo hàng chục nghìn cú sét giội xuống miền Bắc, đặc biệt là khu vực trung du Bắc Bộ và các tỉnh thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định trong đêm qua và rạng sáng nay.

Hơn 60 năm trước, giữa nơi lằn ranh chia cắt đất nước, có một người thợ may lặng lẽ ngồi bên bờ sông Bến Hải, ngày đêm tỉ mẩn từng mũi kim đường chỉ để may lá cờ đỏ sao vàng. Lá cờ ấy không chỉ tung bay trên kỳ đài Hiền Lương, mà còn bay trong tim hàng triệu người dân hai miền Nam - Bắc.

Ngày 25/4, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an phối hợp cùng Công an TP Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Sở Y tế TP Cần Thơ, Bệnh viện Trường Đại học Nam Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí, trao quà tặng đồng bào Khmer, gia đình chính sách, cựu chiến binh, cựu cán bộ Công an, CBCS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Ô Môn, quận Ninh Kiều, huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ).

Lại một chiến sĩ CAND nữa hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Anh chưa lập gia đình, anh ngã xuống bỏ lại bao dự định, bao khát vọng còn dang dở. Cuộc sống mãi trôi, dòng đời cuộn chảy, giữa nhịp sống hối hả hôm nay, nỗi đau càng quặn thắt thì sự hy sinh thiêng liêng ấy càng có sức mạnh vô hình, lay động trái tim muôn nẻo...

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/4 lần đầu tiên tuyên bố thẳng thắn với Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Vladimir, hãy dừng lại!”, trong bối cảnh Nga đã tấn công Kiev bằng tên lửa và máy bay không người lái trong đêm, khiến 12 người thiệt mạng.

Một Hoàng Anh Gia Lai được người hâm mộ yêu quý và ủng hộ chính là tập thể được xây dựng dựa trên triết lý đặc biệt của bầu Đức. Đó là tập thể không giành chiến thắng bằng mọi giá, mà nỗ lực đem đến niềm vui cho cổ động viên.

Hỏi: Đầu năm 2024, con tôi có vay 200.000.000 đồng để kinh doanh với lãi suất 4.000đ/triệu/ngày. Con tôi đã trả lãi đầy đủ trong 1 năm nhưng gần đây chủ nợ đòi tăng lên 5.000đ/triệu/ngày. Tính ra tiền lãi con tôi đã trả cho họ còn cao hơn tiền gốc. Xin tòa soạn cho biết hành vi cho vay với lãi suất như trên có phải là cho vay lãi nặng không? Con tôi cần làm gì để thoát khỏi tình cảnh này? (Việt Nga, TP Việt Trì, Phú Thọ)

Khi AI tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật, nó loại bỏ yếu tố con người - với dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ; với những thôi thúc, dằn vặt nội tâm; với quá trình sáng tạo dày công, gian khổ - những thứ khiến một tác phẩm có giá trị và sức sống.

Gần trưa 16/4/1975, tuyến phòng thủ từ xa mang tên “Lá chắn thép Du Long” cách Phan Rang 30 km bị đập tan. Những chiếc xe tăng dẫn đầu đoàn quân Giải phóng chia làm 3 mũi đánh thẳng vào vòng trong tuyến phòng thủ, phi trường Thành Sơn, cảng Ninh Chữ, giải phóng thị xã Phan Rang. Mũi thọc sâu của một đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng quân Giải phóng sử dụng xe tăng, xe cơ giới tiếp tục tiến theo quốc lộ 1 về phía Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.