Lãng phí tiền tỷ trong công tác đào tạo nghề lao động nông thôn

09:55 07/09/2016
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Nông, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tỉnh này cũng đã vấp phải những khó khăn, bất cập, thậm chí gây lãng phí ngân sách Nhà nước khiến cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả chưa cao.

Thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Đắk Nông đã triển khai nhiều hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Qua đó đã góp phần trang bị nghề, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác dạy nghề vẫn còn nhiều hạn chế cần sớm được khắc phục.

Từ xây nhà để… bỏ hoang

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Nông, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong thực hiện đề án, tỉnh này cũng đã vấp phải những khó khăn, bất cập, thậm chí gây lãng phí ngân sách Nhà nước khiến cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả chưa cao.

Điển hình như trong năm 2010, Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Rlấp được ngân sách Trung ương đầu tư trên 16,5 tỷ đồng để xây dựng 2 dãy nhà cao tầng tại thị trấn Kiến Đức do Sở LĐ-TB&XH làm chủ đầu tư. 

Ngoài ra, trung tâm còn được UBND huyện đầu tư, giao đất để xây dựng nhà xưởng, máy móc, hệ thống điện, nước, với tổng kinh phí trên 1,2 tỷ đồng, phục vụ cho tổ chức dạy nghề may công nghiệp. Đến tháng 12-2012, công trình này được chủ đầu tư là bàn giao cho Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Rlấp quản lý, sử dụng.

Cơ sở vật chất của Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Mil đã được xây dựng xong cả năm nay nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, sau khi được bàn giao thì đến tận đầu năm 2014, trung tâm mới bắt đầu mở lớp đào tạo đầu tiên. Thế nhưng, từ khi đi vào hoạt động đến nay, trung tâm này chỉ mở được 8 lớp dạy nghề cho 265 học viên. Điều đáng nói là, trong số 8 lớp học này chỉ có 3 lớp may công nghiệp với 95 học viên là được tổ chức tại trung tâm; còn lại 5 lớp dạy nghề nông nghiệp thì phải xuống tận thôn, bản thuê địa điểm.

Nói về những bất cập này, ông Nguyễn Xuân Thùy, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Rlấp cho biết: “Các lớp thuộc ngành nông nghiệp như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y thì phải xuống mượn hội trường của các thôn hoặc nhà dân để dạy bởi nghề nông nghiệp dân không chịu lên trung tâm học vì xa quá nên phải mở lớp ngay tại thôn, bon, bà con mới học”, ông Thùy cho biết thêm.

Năm 2005, Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đắk Nông cũng được Trung ương phân bổ hơn 18 tỷ đồng để xây dựng 8 phòng làm việc, 11 phòng học và các công trình phụ trợ khác như nhà để xe, căng tin, sân vườn… với mục đích phục vụ cho việc dạy nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, trung tâm được đưa vào sử dụng.

Với một cơ ngơi được đầu tư hoành tráng là vậy, nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay, trung tâm này chỉ mới thực dạy được 1 lớp làm bánh tại trụ sở cho vài chục người, còn lại các lớp khác đều phải đi xuống huyện mới tổ chức dạy nghề được. Hiện tại, toàn bộ khuôn viên của Trung tâm phải đóng cửa và chỉ có bảo vệ ngày đêm lo canh giữ tài sản, trang thiết bị trị giá tiền tỷ.

Một công trình khác là Trung tâm Dạy nghề huyện Cư Jút cũng trong tình trạng tương tự. Với 2 dãy nhà cao tầng, gồm 8 phòng học và 8 phòng hiệu bộ được xây dựng khang trang, nhưng từ khi thành lập đến nay, trung tâm chỉ tổ chức được 37 lớp dạy nghề; trong đó, số lớp dạy tại cơ sở chính chỉ chiếm chưa đầy 20%. Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Mil cũng được đầu tư cả chục tỷ đồng và hoàn thành cả năm nay, nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động vì chưa được chủ đầu tư bàn giao.

Đến mua trang thiết bị để… “đắp chiếu”

Từ các nguồn vốn phục vụ cho công tác dạy nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đắk Nông được đầu tư gần 5 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, nhưng hiện nay phần lớn số trang thiết bị này đều phải nằm “đắp chiếu”. 

Điển hình như năm 2013, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ưu ái đầu tư cho Đắk Nông hệ thống máy làm bánh sản xuất công nghiệp với trị giá gần 2 tỷ đồng. Nhưng từ khi được bàn giao đến nay, hệ thống này chỉ mới được đem ra sử dụng duy nhất 1 lớp dạy học nghề làm bánh vào năm 2013, còn từ đó đến nay đành nằm “đắp chiếu”.

Bên cạnh đó, trung tâm này cũng được đầu tư hơn 100 máy vi tính nhằm phục vụ công tác hành chính và dạy nghề; 180 chiếc máy may công nghiệp, máy may dân dụng cùng hàng loạt bộ đồ nghề dệt thổ cẩm, các trang thiết bị phục vụ việc dạy nghề trang điểm, uốn tóc, cắm hoa, nấu ăn… cũng đang nằm chất đống và phủ bụi.

Còn tại Trung tâm Dạy nghề huyện Cư Jút chủ yếu dạy một số nghề như: Nông nghiệp, điện, dệt thổ cẩm, tin học, sửa chữa máy nông nghiệp. Tuy nhiên, trung tâm này lại được đầu tư mua sắm những trang thiết bị học nghề như máy may công nghiệp, hệ thống điện cao cấp… với số tiền hàng tỷ đồng không phù hợp nên cũng đành “đắp chiếu” trong kho, không sử dụng đến.

Một bất cập khác có thể thấy rõ đó là tại một số địa phương trong tỉnh cho thấy, số người có việc làm ổn định sau khi tham gia học nghề đạt tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân là do chất lượng đào tạo chưa đảm bảo để người dân thành nghề, rất nhiều người học xong không chuyển đổi được nghề, đặc biệt đối với một số nghề nông nghiệp chất lượng cao mới du nhập vào địa phương.

Có thể nói, từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, thì hệ quả tất yếu là kết quả thực hiện một số mục tiêu trong đề án chưa đạt được như mong muốn. Việc khắc phục những tồn tại, bất cập để công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả thực chất rất cần được các cấp, ngành của tỉnh Đắk Nông nhìn nhận một cách nghiêm túc, thấu đáo. 

Song trước mắt, vấn đề cần nhất lúc này là khẩn trương rà soát và chấn chỉnh lại việc tổ chức thực hiện Đề án theo hướng quản lý chặt chẽ, đưa hiệu quả đào tạo đi vào thực chất, tránh tình trạng làm cho được gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Văn Thành

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文