Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc: Về nước đúng hạn sẽ có thêm cơ hội cho bản thân và cộng đồng

08:47 03/04/2014
Người lao động ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc chỉ biết đến lợi ích cá nhân của mình, không hề nghĩ đến lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng, đã để cho hàng chục nghìn người mất cơ hội sang Hàn Quốc làm việc... Chương trình EPS đối với lao động Việt Nam có nguy cơ ngày càng thu hẹp, đã và đang bị lao động của 14 nước khác tại Hàn Quốc thay thế.

Ngày 2/4, đến lượt Hà Nội và Hòa Bình là hai địa phương mà Bộ LĐ-TB&XH chọn để tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp vận động người lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc về nước trong năm 2014. Theo báo cáo của Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, sau nhiều hình thức vận động, tuyên truyền, tỷ lệ người lao động không về nước đúng hạn đã giảm xuống còn 38,2% vào tháng 10/2013, nhưng đến tháng 1/2014 lại tăng đến 49%. Đây là thực trạng đáng báo động khi mà tỷ lệ này ở 14 nước khác cùng tham gia chương trình EPS chỉ trung bình là 14%. Nguy cơ bị thay thế lao động là nhãn tiền và điều lo ngại nhất là tự chúng ta làm mất cơ hội cho hàng chục ngàn lao động mỗi năm được sang làm việc tại Hàn Quốc với thu nhập cao.

Trở về nước sau đúng 4 năm 10 tháng làm việc tại Hàn Quốc, hai lao động mà PV Báo CAND có dịp tiếp xúc trong ngày 2/4 là Trần Thanh Hải (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội) và Kiều Văn Thuấn (Thạch Thất, Hà Nội), đều có trong tài khoản tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng. Hải cho biết, với công việc chuyên môn là thợ hàn, Hải làm việc cho một công ty chuyên về cơ khí, mức lương bình quân hằng tháng, sau khi trừ hết mọi chi phí, Hải để trọn vào tài khoản là 1.000 USD/tháng. Khi chuẩn bị hết hợp đồng thì đa số bạn bè, lao động cùng ở Hàn Quốc đều khuyên là nên ở lại, cố thêm vài năm nữa rồi về một thể.

Còn Kiều Văn Thuấn sang đúng thời điểm năm 2008, suy thoái kinh tế, nên phải chuyển một số công ty, nhưng khoản tiền tiết kiệm được cũng xấp xỉ 1 tỷ đồng. “Lúc sắp hết hợp đồng, em phải đấu tranh tư tưởng ghê lắm. Nhưng cuối cùng em quyết định về vì tiền thì cần thật nhưng còn danh dự của mình và gia đình”, cả Hải và Thuấn đều chia sẻ như vậy. Và hai chàng trai này đã quyết định sáng suốt khi cả hai đều được chủ sử dụng đồng ý nhận lại. Hiện Hải và Thuận đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để xuất cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc trong tháng 4 này.

Ngoài nâng cao khả năng ngoại ngữ, lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài cần nắm được các quy định pháp luật liên quan đến XKLĐ.

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Lương Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ, người lao động về nước đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện cho chính bản thân mình nếu có nguyện vọng thì được quay trở lại Hàn Quốc làm việc một cách hợp pháp, đồng thời tạo điều kiện cho hàng nghìn người lao động ở trong nước (trong đó có người thân, bạn bè của mình) có cơ hội để sang Hàn Quốc làm việc.

Hiện Hà Nội có 382/504 hồ sơ lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc đang còn hiệu lực trên mạng. Hòa Bình có 38/58 hồ sơ lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc đang còn hiệu lực trên mạng. Nếu như Hà Nội vận động được 338 người lao động hết hạn hợp đồng trong năm 2014 về nước đúng hạn thì sẽ tạo điều kiện cho 382 lao động còn hồ sơ trên mạng được sang Hàn Quốc làm việc.

Theo báo cáo số lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại Hàn Quốc cư trú bất hợp pháp năm 2013 của Hà Nội và Hòa Bình đều rất cao, cụ thể như sau: Hà Nội: 313/768 người, chiếm 40,76%, trong đó nhiều nhất là các huyện Ba Vì (31/75 người), Thường Tín (31/56 người), Đông Anh (23/59 người), Đan Phượng (22/51 người)... Hòa Bình: 55/129 người, chiếm 42,64%, trong đó nhiều nhất là TP Hòa Bình (24/52 người), huyện Lương Sơn (10/27 người), Kỳ Sơn (7/16 người)...

Những lao động đầu tiên trở lại Hàn Quốc trong năm 2014 phải ký Quỹ 100 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay trong điều kiện đất nước tăng cường giao lưu mở rộng quan hệ các nước, trong đó mở rộng quan hệ lao động là việc làm thường xuyên. Hà Nội là một thị trường lao động rộng lớn, có trên 7 triệu dân, cùng với 2 triệu lao động tự do, tổng lượng cũng xấp xỉ 10 triệu dân.

Với 150 nghìn DN trên địa bàn, 720 DN Hàn Quốc đang hoạt động tại Hà Nội, thị trường lao động và việc làm luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Hằng năm, thành phố đảm bảo từ 140 đến 150 nghìn người có chỗ lao động mới, trong đó việc làm ngoài nước năm 2012 là 3.000 người, 2013 có 1.500 người. Với số lượng này so với 140.000 không nhiều nhưng hiệu quả mang lại lợi ích vật chất cho gia đình lao động lớn. Năm 2013 có trên 700 lao động đến thời hạn về, mới về được 60%, 40% còn lại chưa về.

Giải quyết tình trạng này, theo bà Ngọc, cơ quan quản lý nhà nước làm chưa thực sự hiệu quả, cụ thể là Sở LĐ,TB&XH chưa làm tròn trách nhiệm. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao Sở này, ngay sau hội nghị chủ trì rà soát, phân loại đối tượng, trong số hơn 300 đối tượng hết hạn hợp đồng vào tháng 7/2014. Từ nay đến ngày 15/4, sau khi rà soát, Sở LĐ,TB&XH hội nghị với 7 quận, huyện có lao động chưa về, báo cáo thành phố. Ngoài biện pháp phối hợp với các đoàn thể, gia đình vận động, kết hợp với các biện pháp xử phạt, xử lý nghiêm và công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì đây là vi phạm pháp luật. “Hà Nội sẽ làm nghiêm túc, cùng với các hình thức xử lý theo quy định, Sở LĐ,TB&XH đề xuất thêm hình thức xử lý riêng của Hà Nội, đảm bảo tính nghiêm minh khi thực hiện việc này”, bà Ngọc khẳng định.

Không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng
đến cơ hội của hàng chục nghìn lao động

“Người lao động ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc chỉ biết đến lợi ích cá nhân của mình, không biết nhường cơm sẻ áo, mặc dù đã có thời gian 4 năm 10 tháng hoặc 6 năm làm việc ở Hàn Quốc kiếm được số tiền không nhỏ, ước khoảng từ 50 nghìn USD đến 70 nghìn USD, cá biệt có những người kiếm được 100 nghìn USD gửi về gia đình rồi, nhưng không hề nghĩ đến lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng, đã để cho hàng chục nghìn người mất cơ hội sang Hàn Quốc làm việc. Chương trình EPS đối với lao động Việt Nam có nguy cơ ngày càng thu hẹp, đã và đang bị lao động của 14 nước khác tại Hàn Quốc thay thế. Bản thân người lao động ở lại cư trú bất hợp pháp cũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro; luôn phải nơm nớp lo sợ vì sống chui lủi, bị bắt và trục xuất về nước bất cứ lúc nào; nếu bị tử vong thì sẽ không được bồi thường bất kỳ một khoản tiền nào”, ông Lương Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH nói.

Thu Uyên

Ngọn lửa kèm khói đen tỏa ra mạnh từ tầng 3, block MP3, chung cư Mizuki Park, đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh khiến hàng trăm cư dân đang sống ở đây tìm cách di chuyển xuống đất. Ít nhất 1 nạn nhân bị ngạt khói được đưa vào bệnh viện cấp cứu…

Chiều 15/1, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương (CATW) do Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy CATW, Thứ trưởng Bộ Công an đã làm việc tại Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân (ANND) nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ CATW lần thứ VII và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030.

"Thông qua đối thoại và củng cố quan hệ, chúng ta đã xây dựng lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau bằng cách cùng xử lý các vấn đề còn tồn lại sau chiến tranh, thực hiện những bước tiến mạnh mẽ thông qua việc thúc đẩy thương mại và đầu tư, tăng cường hợp tác y tế và mở rộng các chương trình trao đổi giáo dục để đưa người dân hai nước gần nhau hơn", Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định.

Sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ không chỉ giúp Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, mà còn tạo nền tảng vững chắc để thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ xa bằng những biện pháp hòa bình.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 17/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và phát triển DN giai đoạn 2021-2024; các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Sáng 15/1, tại Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì Hội nghị giao ban giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện Nghị định số 03, ngày 5/9/2019 của Chính phủ năm 2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.