Lao động sau khi “xuất khẩu” khó tìm việc làm

18:34 01/07/2012
Khó khăn chủ yếu của người lao động sau khi về nước là họ khó tìm việc. Nguyên nhân cơ bản là do thiếu thông tin về việc làm và thị trường lao động; ngoài ra, một số nguyên nhân khác là thiếu vốn và kiến thức làm ăn, cũng như trình độ thấp là những rào cản để họ tìm hay tạo được một việc làm phù hợp.

“Đánh giá thực trạng lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng đã trở về Việt Nam” tại 8 tỉnh điển hình về xuất khẩu lao động (XKLĐ): Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh do Viện Khoa học lao động và xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH mới công bố, câu hỏi làm thế nào để người lao động không lãng phí những được kinh nghiệm, kiến thức, tác phong công nghiệp sau thời gian làm việc ở nước ngoài để có được vị trí công việc, thu nhập ổn định trong nước, là bài toán đặt ra đối với các cơ quan quản lý.

Mặc dù mới chỉ nghiên cứu trên số lượng mẫu nhỏ, tập trung vào 4 thị trường chính là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia, nhưng kết quả của cuộc khảo sát cũng đã cho thấy bức tranh khá toàn diện về thực trạng của các lao động xuất khẩu sau khi trở về nước. Có đến 88,9% số người được hỏi khẳng định có tích lũy từ XKLĐ. Trong đó, mức tích lũy cao và ổn định nhất thuộc về thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thấp nhất là Malaysia. Mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, Hàn Quốc 243 triệu đồng/người, Đài Loan 145 triệu đồng/người và Malaysia 51 triệu đồng/người.

Tuy nhiên, phần lớn số tiền người lao động tích lũy được sử dụng để giải quyết các nhu cầu cấp bách của gia đình: trả nợ phát sinh từ trước hoặc trong quá trình đi XKLĐ (chiếm 34,37% tổng số tiền tích lũy); xây dựng, sửa chữa nhà cửa (28,49%) và mua sắm đồ đạc trong gia đình (10,59%). Việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư cho việc học hành còn rất hạn chế, chỉ chiếm tương ứng khoảng 8,79% và 3,67% tổng tiền tích lũy...

Khó khăn chủ yếu của người lao động sau khi về nước là họ khó tìm việc. Nguyên nhân cơ bản là do thiếu thông tin về việc làm và thị trường lao động; ngoài ra, một số nguyên nhân khác là thiếu vốn và kiến thức làm ăn, cũng như trình độ thấp là những rào cản để họ tìm hay tạo được một việc làm phù hợp.

Những lao động có việc làm ngay chủ yếu là lao động giản đơn (57,3%). Mặc dù vậy, vẫn có điểm khá tích cực là có một tỷ lệ tương đối lao động đã từng làm việc ở Nhật Bản (46,71%) và Hàn Quốc (32,98%) có mức thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối tốt (từ trên 3-10 triệu đồng/tháng trở lên). Số được ký hợp đồng lao động và tham gia BHXH cũng tập trung chủ yếu vào những lao động trở về từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cùng trăn trở với việc tận dụng nguồn lực từ các lao động từng đi XKLĐ trở về, đặc biệt là các lao động từng tu nghiệp tại Nhật Bản, trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Vũ Công Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD), cho biết, hiện công ty đang có kế hoạch đào tạo thêm các kỹ năng cần thiết cho các lao động từng tu nghiệp tại Nhật để kết nối “chào hàng” với các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.

Qua thực tế tìm hiểu thì rất nhiều DN Nhật Bản tại các KCN ở Việt Nam có nhu cầu lớn về nguồn lao động từng có kinh nghiệm làm việc ở một số ngành nghề mà lao động Việt Nam đã từng đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Đây là một hướng đi cần được khuyến khích để mở ra cơ hội cho lao động tiếp cận các vị trí công việc ở vị trí cao, có thu nhập ổn định

Thu Uyên

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文