Lấp mương xả thải vì nhà máy không chịu đền bù thiệt hại

09:27 04/11/2013
Sáng 3/11, ông Nguyễn Đôn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong An, huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) cho biết, trong chiều 1/11, gần 100 người dân ở thôn Thượng An đã kéo đến mương xả nước thải của Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế để tiến hành lấp mương, ngăn dòng… do bức xúc chuyện nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường, không đền bù thiệt hại...

Đoạn mương xả nước thải của Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế dài gần 3km, nối từ cống xả thải của nhà máy đến khu vực đầm Bàu Sen rộng khoảng 3ha, đi qua địa phận hai thôn Thượng An (xã Phong An) và thôn La Vần (xã Phong Hiền). Người dân đã dùng cát và cây cối để lấp chắn một đoạn mương bê tông dài khoảng 15m nhằm không cho nước thải chảy. Điểm lấp này cách Nhà máy Tinh bột sắn chừng 300m.

Nhiều hộ dân ở thôn Thượng An bày tỏ: Từ khi Nhà máy Tinh bột sắn đổi hướng xả thải vào tháng 7/2012 (trước đó kênh mương nước thải chảy qua thôn Đồng Lâm, xã Phong An) đã làm nhiều diện tích lúa, hoa màu và ao hồ nuôi cá trên địa bàn xã, đặc biệt là thôn Thượng An chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi do bị ô nhiễm nặng.

Ông Lê Thanh, Trưởng thôn Thượng An vẫn chưa hết bức xúc, sau khi nước thải nhà máy gây ô nhiễm, làm nhiều hécta lúa của bà con nông dân trên địa bàn thôn mất trắng, không thu hoạch được. Ông Thanh nói: “Có đến 11,8ha lúa trên cánh đồng Vận và đồng Bành của thôn bị nhiễm hóa chất từ nước thải Nhà máy tinh bột sắn nên vụ lúa vừa rồi bị mất 2/3 năng suất, thậm chí nhiều diện tích mất trắng. Cá nuôi trong ao hồ của bà con cũng bị chết hàng loạt. Nhưng, phía lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn bình thản...”.

Ông Nguyễn Quang Thông, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Thượng An cho biết thêm: Thiệt hại do nước thải Nhà máy Tinh bột sắn gây ra là quá rõ ràng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trên 300 hộ dân; song đến nay lãnh đạo nhà máy này vẫn chưa chịu đền bù, hỗ trợ thiệt hại một cách hợp lý, khiến bà con rất bức xúc và đồng loạt kéo ra đây để lấp mương nước thải của nhà máy nhằm hạn chế bớt sự ô nhiễm.

Nhiều người dân thôn Thượng An lấp mương nước xả thải của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế.

Trước đó, Báo CAND ngày 14/9 có bài phản ánh “Nông dân kêu trời vì nước thải Nhà máy Tinh bột sắn”, đề cập đến việc Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế xả thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… nhưng phía nhà máy lại đưa ra mức giá hỗ trợ quá thấp từ 59.000 đồng đến 139.000 đồng/1 sào lúa (tùy mức thiệt hại khác nhau) khiến người dân Thượng An không đồng ý. Ngay sau khi báo phản ánh, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế đã lấy mẫu nước ở khu vực Khe Mây (thôn Thượng An) đem đi kiểm tra và có kết quả: độ màu nước thải vượt 12,6 lần; chất rắn hòa tan (TSS) vượt 5,37 lần; nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) vượt 2,87 lần; tổng nitơ vượt 2,13 lần; đặc biệt hàm lượng xianua vượt 3,94 lần. Như vậy, chứng minh nguồn nước xả thải của Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế đã vượt các chỉ số về bảo vệ môi trường nhiều lần, thậm chí là quá độc hại…

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế xác nhận: “Sau khi có kết quả kiểm tra, Chi cục đã chuyển hồ sơ việc Nhà máy Tinh bột sắn xả thải gây ô nhiễm để UBND tỉnh ra quyết định xử phạt đúng theo quy định pháp luật”. Vụ việc lấp mương xả thải của Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế là do người dân bức xúc, song việc làm này cũng cần phê phán, vì sẽ ảnh hưởng đến ANTT địa phương. Tuy nhiên, đáng phê phán hơn là sự vào cuộc quá chậm chạp của các cơ quan chức năng; đặc biệt là phía doanh nghiệp để giải quyết triệt để tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường, đền bù thỏa đáng cho người dân bị thiệt hại. Chính vì sự chậm trễ đó đã khiến không ít người dân “tức nước vỡ bờ”, có những hành vi vi phạm đáng tiếc nêu trên…

L.A.

Ngày 22/5, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã phát đi thông báo đang kiểm tra, xác minh tin báo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín về dấu hiệu tội phạm do “Đặng Tất Thắng lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quyết định phân công của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về giải quyết nguồn tin tội phạm… 

Chiều 23/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Tuyến (SN 1991, ngụ Hải Dương) và Đoàn Nguyễn Ngọc Thương (SN 1996, ngụ Quảng Ninh) về hành vi trộm cắp tài sản.

Nhằm gây sức ép buộc anh T trả nợ, Ý cùng 2 người bạn sử dụng điện thoại di động quay phát trực tiếp lên mạng xã hội Facebook vừa dùng lời lẽ chửi bới thô tục, mạt sát nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự đối với anh T...

Áp lực giao thông gia tăng nên thời gian qua, dù thành phố đã đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông nhưng việc triển khai các dự án giao thông tại đô thị còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm mới, đột phá nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới theo kết luận của Bộ Chính trị và đáp ứng sự mong mỏi của người dân.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước với tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng người nhập cư đến rất đông. Đặc điểm này kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, đối tượng sử dụng, nghiện ma túy phạm tội ngày càng nhiều…

Sáng 23/5, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, đã chỉ đạo Công an huyện Chợ Mới, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường phối hợp cùng các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, điều tra liên quan đến thông tin một số đối tượng lợi dụng việc nạo vét ao nuôi cá để khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực ấp Long Hoà, xã Long Giang, huyện Chợ Mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文