Lật tẩy mưu đồ 'tự do báo chí' để chống lại Nhà nước

09:40 30/07/2015
Mới đây, một số tổ chức báo chí và nhà ngoại giao nước ngoài tiếp tục đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Họ xuyên tạc, Việt Nam "có nhiều hoạt động chống lại giới bloggers"; rằng, Việt Nam là nước trong số các quốc gia "hạn chế ngôn luận trên Internet". Họ nói bừa rằng, Chính phủ Việt Nam đã dùng Điều 88 và Điều 79 trong Luật Hình sự để trấn áp những người bất đồng chính kiến; vu cáo Nhà nước ta “siết chặt kiểm soát Internet, từ các quán cà phê Internet tới trang mạng...

Hiện nay, có không ít trang mạng, tờ báo, tạp chí, đài phát thanh ngày đêm chĩa vào chống phá cách mạng Việt Nam. Nhiều tổ chức báo chí, như Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa), Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières-RSF) trong phúc trình thường niên đã đưa ra những nhận định xuyên tạc Nhà nước Việt Nam "vi phạm" tự do báo chí, "kiểm soát chặt tự do báo chí, trấn áp báo chí, trấn áp các bloggers"; rồi cố tình "xếp" Việt Nam nằm trong danh sách nhóm nước là “kẻ thù của Internet”... Từ đó, họ yêu sách Nhà nước ta phải thực hiện tự do báo chí, tự do Internet "không giới hạn”.

Những người đưa ra quan điểm trên không hẳn họ không hiểu thế nào là tự do báo chí, nhưng đã cố tình làm sai lệch bản chất của vấn đề. Họ thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá hồ đồ, thiếu khách quan, vô căn cứ, không đúng với tình hình tự do báo chí và sự phát triển Internet ở Việt Nam; thể hiện thái độ thù địch, thiếu thiện chí đối với Việt Nam, nhằm dụng ý xấu, gây mất ổn định chính trị - xã hội đất nước. 

Những luận điệu trên không có gì là mới, chỉ có điều chúng được tung ra không chỉ từ một nơi, mà từ nhiều nơi, nhiều hướng, được phát tán trên các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là Internet, họ mong muốn làm "rùm beng" và phức tạp vấn đề nhằm gây khó khăn cho việc kiểm soát và đấu tranh. 

Có lẽ, ở đây điều tối thiểu là họ cần phải hiểu rõ hơn và thực tiễn hơn: thế nào là tự do báo chí, thế nào là nhà báo; và cần khách quan, trung thực trong nhìn nhận, đánh giá tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền căn bản của con người được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo đảm, được thể hiện sinh động trong đời sống xã hội. Nhưng tự do báo chí không có nghĩa là vô tổ chức, là tự do thay trắng đổi đen, tự do "làm báo" trái pháp luật. 

Lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc, nhân dân và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là hành động không thể chấp nhận; thực chất đó là kiểu tự do vô chính phủ, trái với dân chủ. 

Những ai chống lại Tổ quốc, nhân dân, vi phạm pháp luật thì đều phải xử lý bằng pháp luật. Điều này là hiển nhiên mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển, cũng đều phải thực hiện. 

Việc Nhà nước Việt Nam xử lý hành động lợi dụng báo chí, lợi dụng Internet chống Tổ quốc và nhân dân là việc làm bình thường, cần thiết để bảo vệ pháp luật, đảm bảo quyền tự do báo chí đúng với nghĩa đích thực của nó, thực sự có ích đối với Tổ quốc và dân tộc, tránh bị lợi dụng, không bị hoen ố bởi những hành động trái pháp luật. Không thể vì thế mà quy chụp cho rằng, Việt Nam "vi phạm" tự do báo chí, tự do Internet. Không có nhà nước nào lại cho phép báo chí lợi dụng tự do để chống đối nhà nước, để gây "bất ổn xã hội". 

Ông Nick Clegg, Phó Thủ tướng nước Anh đã từng nói, báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ. 

Tháng 8 năm 2011, Thủ tướng Anh Cameron đã tuyên bố trước phiên họp của Quốc hội: “Chính phủ sẽ trừng trị nghiêm khắc những phần tử sử dụng các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông xã hội để âm mưu gây bạo loạn và bất ổn xã hội”. 

Trong Ðiều 110 của Hiến pháp tiểu bang Bavaria (CHLB Đức), khoản 2 ghi rõ: “Chống lại các loại văn chương bẩn thỉu và độc hại là nhiệm vụ của Nhà nước và các cơ quan địa phương”. Điều 2385, Chương 115 Bộ luật Hình sự Mỹ ghi: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”.

Những người đưa ra đánh giá và yêu sách trên về tình hình báo chí, về tự do báo chí ở Việt Nam là xuyên tạc tình hình với mục đích xấu là chống phá Việt Nam. "Tự do báo chí, tự do Internet" chỉ là cái cớ cho mưu đồ làm sâu sắc thêm, rùm beng hơn vấn đề dân chủ, nhân quyền trong mục tiêu phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam của họ.

Ở đây, họ cũng cần hiểu rõ và không thể nhập nhằng giữa những nhà báo chân chính ở Việt Nam với những phần tử lợi dụng báo chí, lợi dụng viết blog để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. 

Quyền tự do báo chí; vai trò, trách nhiệm của nhà báo đã bị họ cố tình lợi dụng, lạm dụng. Họ đã cố tình tạo ra cách hiểu mập mờ giữa nhà báo với một số người lợi dụng việc viết báo, nghề làm báo để đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của nhà báo chân chính, gây nhiễu loạn thông tin, rối loạn tư tưởng xã hội, mượn cớ bênh vực những “bloggers” phản động, để chống Việt Nam.

Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo trên là sự can thiệp thô bạo vào tình hình Việt Nam; là giọng điệu lạc lõng trong sự đánh giá, nhìn nhận chung của đại đa số các nước và nhân dân trên thế giới hiện nay về một nước Việt Nam đang đổi mới, ổn định và phát triển.

Huy Hoàng

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文