Lời thỉnh cầu của 99 đỉnh Non Hồng

11:30 01/05/2010
Núi Hồng - sông La từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa - lịch sử của người Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Với dãy Hồng Lĩnh, ngoài ý nghĩa về mặt tinh thần, nó còn được xem như bức tường thành trấn giữ biển Đông, bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dân. Thế nhưng, việc khai thác đá một cách ồ ạt đã và đang tàn phá môi trường nơi đây.

Bắt nguồn từ bờ Nam sông Lam, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho đến sông Nghèn (huyện Can Lộc), núi Hồng Lĩnh dài khoảng 30km, rộng chừng 15km, gồm có 99 đỉnh, đỉnh cao nhất tới 768m so với mực nước biển.

Trải qua hàng ngàn năm, Hồng Lĩnh hấp thu khí chất của non nước, con người xứ Nghệ trở thành một biểu tượng văn hóa rất riêng biệt. Giờ đây, trên các ngọn núi vẫn lưu giữ những dấu ấn lịch sử, văn hóa có giá trị lớn. Đặc biệt, nằm ẩn bên trong các ngọn núi là một hệ thống hơn 100 ngôi đền, chùa.

Có nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng như đền Trang Vương, chùa Thiên Tượng, chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, cùng với các dấu tích lịch sử như đỉnh Tháp Cờ - nơi Hoàng Tử con Mai Thúc Loan xây căn cứ, núi Lầu - nơi đặt hành cung của Lý Thánh Tông, Lũy Đá của nghĩa quân Ngô Quảng nổi lên chống Pháp.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nơi đây còn là trận địa phòng không của bộ đội ta bảo vệ cầu Bến Thủy, thành phố Vinh và thị xã Hà Tĩnh. Tất cả đã tạo nên nét đẹp văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơi đây.

Hồng Lĩnh hiên ngang khí phách, thơ mộng và huyền thoại là thế, vậy mà việc khai thác đá một cách ồ ạt đang khiến cảnh quan nơi đây có nguy cơ trở thành hoang phế. Theo thống kê, tại khu vực Cộng Khánh, thuộc thị xã Hồng Lĩnh hiện có tới 12 công ty, xí nghiệp chuyên khai thác đá với quy mô lớn.

Một ngọn núi đang bị tàn phá.

Trước đây do nhu cầu về vật liệu xây dựng, một số người dân địa phương cũng đã tiến hành khai thác đá dọc theo tuyến QL1A, thuộc dãy núi phía Tây. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức khai thác thủ công, quy mô nhỏ. Bởi vậy, mức độ ảnh hưởng về cảnh quan môi trường không đáng là bao. Hơn nữa, các khu vực mỏ đá mà bà con khai thác chủ yếu là những vách núi "đầu thừa, đuôi thẹo", không liên quan gì đến 99 đỉnh trong quần thể non Hồng.

Nhưng gần đây các cấp chính quyền sở tại đã thành lập hẳn một khu công nghiệp khai thác đá tập trung tại khu vực Cộng Khánh. Có được "bảo bối" là các quyết định cấp phép trong tay, các doanh nghiệp ào ạt đua nhau nhảy vào lĩnh vực làm ăn hết sức béo bở này.

Hằng ngày, dọc theo hai bên dãy núi phía Đông và Tây, những tiếng mìn nổ ầm ầm, những cỗ máy nghiền đá luôn chạy hết công suất, những chiếc xe tải hạng nặng hối hả ra vào quần tả tơi trên các con đường tạo nên một màn khói bụi bay mù mịt bao bọc lấy cả thung lũng rộng lớn.

Chứng kiến cảnh những ngọn núi đang bị "xẻ thịt" một cách không thương tiếc, nhiều người dân không khỏi bất bình. Trao đổi với chúng tôi, nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh bức xúc: Hồng Lĩnh là một quần thể di tích quan trọng của cả nước chứ không riêng gì Hà Tĩnh. Là một nhà nghiên cứu văn hóa lâu năm, tôi không tán thành việc khai thác đá một cách ồ ạt như hiện nay. Vì như thế sẽ không lưu giữ được những nét độc đáo và phá vỡ cảnh quan vốn có của nó.

Đành rằng việc khai thác tài nguyên nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết, song nếu khai thác một cách vô tội vạ sẽ gây ra những tác động tiêu cực rất lớn. Cụ thể, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tầng địa chất, thổ nhưỡng mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái động thực vật hết sức phong phú nơi đây cả về trước mắt cũng như lâu dài, không bao giờ khôi phục lại được.

Vậy mà ông Trần Văn Sỹ, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hồng Lĩnh cho rằng: Việc khai thác đá không hề hấn gì đến cảnh quan môi trường ở đây. Bởi các công ty chỉ khai thác theo một diện tích nhất định đã được cấp phép và chủ yếu nằm ven chân núi.

Khi chúng tôi đặt vấn đề về nguy cơ lở núi và rằng nếu một mai mất đi một trong 99 ngọn núi thì ai phải chịu trách nhiệm, ông Sỹ lại phân bua theo một hướng khác: "Việc cấp phép mỏ không thuộc thẩm quyền của chúng tôi mà là của UBND tỉnh. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế thì ở một mức độ nào đó phải chấp nhận ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Hồng Lĩnh là một thị xã nghèo, cuộc sống của đa số người dân ở đây chủ yếu dựa vào nghề khai thác đá. Vì vậy, nếu cấm không cho khai thác thì sẽ tạo ra một tác động tiêu cực rất lớn về mặt xã hội".

Khai thác các nguồn lực, thế mạnh để phát triển kinh tế là một chủ trương đúng đắn của các địa phương hiện nay. Tuy nhiên, không vì thế mà sẵn sàng đánh đổi tất cả. Dư luận địa phương đang trông đợi các cấp có thẩm quyền ở Hà Tĩnh xem xét lại việc cấp phép và quản lý khai thác đá ở Hồng Lĩnh để bảo đảm không ảnh hưởng đến quần thể, cảnh quan hết sức đặc biệt này

Văn Hảo - Văn Đình

Phố cổ Hà Nội - nơi lưu giữ hồn cốt Thăng Long ngàn năm - không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính và nhịp sống sôi động, mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách trong, ngoài nước. Đằng sau sự yên bình, thân thiện ấy là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng Công an địa bàn trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng hình ảnh đẹp về một Thủ đô an toàn, mến khách.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 đã rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell sau nhiều ngày chỉ trích gay gắt ông này vì không cắt giảm lãi suất.

Đề án xây dựng 1.300 căn nhà (gọi tắt là Đề án) từ nguồn kinh phí do Bộ Công an vận động 65 tỷ đồng và tỉnh Trà Vinh đối ứng 19 tỷ đồng để tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, trong đó 50% dành tặng đồng bào dân tộc Khmer đã mang đến luồng gió mới, hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng ngàn người dân.

Ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với 11 bị can liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng. Bước đầu xác định tổng số tiền đánh bạc trong đường dây này là trên 300 tỷ đồng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra khá khó khăn và mất nhiều thời gian, trong khi Tổng thống Ukraine tiếp tục đưa ra tuyên bố mới về cơ hội đàm phán với Moscow.

Giữa khung cảnh rực rỡ của mùa Xuân Washington, Hội nghị mùa Xuân 2025 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) không mang theo sắc màu tươi sáng như thường lệ. Những cuộc tranh luận về thương mại, nợ công, tài chính khí hậu và vai trò của Mỹ trong các định chế đa phương đang phơi bày một thế giới đầy bất ổn và chia rẽ. Trong bức tranh ấy, IMF và WB đứng trước một phép thử lớn: Không chỉ về năng lực thích ứng, mà còn về khả năng gìn giữ lòng tin giữa các quốc gia.

Tối 22/4, TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần 2 để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).

Khu vực miền Trung hôm nay được dự báo nền nhiệt cao nhất cả nước ở mức 37-38 độ C, trời nắng gắt oi bức. Thủ đô Hà Nội trời nóng với mức nhiệt 35 độ C, chiều tối khả năng có mưa.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm 2025 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 129 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 150ha rừng. Số các vụ cháy trong 3 tháng qua đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024 và được đánh giá là nghiêm trọng, bất thường nhất trong 13 năm trở lại đây. Đáng lo ngại, hầu hết các vụ cháy rừng đều có nguyên nhân từ sự chủ quan của con người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.