Lũ lịch sử tại Quảng Ninh làm 23 người chết và mất tích

17:04 28/07/2015
Trận mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã làm 23 người chết và người mất tích. Lực lượng Công an cùng Quân đội luôn bám sát cùng nhân dân khắc phục hậu quả. Xe thiết giáp cũng được huy động ứng cứu, giúp dân tại các khu vực ngập lụt.


Ngày 28/7, trên địa bàn Quảng Ninh tiếp tục mưa rất to ở khu vực TP Hạ Long, Cẩm Phả và huyện Vân Đồn. Mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu dân cư, tuyến đường giao thông, sạt lở một số công trình thủy lợi khiến giao thông giữa hai TP Hạ Long và Cẩm Phả bị gián đoạn.

Xe đặc chủng được điều động ứng cứu.

Đến 13h30, ngày 28/7, lực lượng cứu hộ đã tìm được 2 nạn nhân tử vong do sập nhà tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long và đã liên hệ được với gia đình nạn nhân.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Công an TP Cẩm Phả tại hiện trường.

2 nạn nhân tử vong vừa được tìm thấy là anh Nam, quê quán Tam Nông, Phú Thọ và anh Quốc, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Cứu ứng một ngôi nhà bị sập hoàn toàn tại Hạ Long.
Nước ngập vào nhà dân.

Tính tới thời điểm hiện tại, trận mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã làm 13 người chết, 4 người mất tích. Trước mắt, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ các đối tượng bị chết 6 triệu đồng, bị thương 3 triệu đồng.  Theo Công an Quảng Ninh, thiệt hại do mưa là rất lớn.

Tại TP Hạ Long:

Sập đổ 16 nhà dân (có 1 nhà 3 tầng), làm chết 5 người và 6 người bị thương nặng đang cấp cứu tại bệnh viện tại các phường Cao Thắng, Cao Xanh, Hồng Hải, Hồng Hà; 2.000 hộ dân bị ngập cục bộ, nhiều khu dân cư bị ngập lụt sâu tại các phường Hà Phong, Cao Thắng, Hà Khánh… thiệt hại nhiều tài sản có giá trị.

Di chuyển người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

Sạt lở 600m kè; di dời 150 hộ gia đình có nguy cơ sạt lở đến nơi tránh lũ an toàn. Tại TP Cẩm Phả: có 1 người bị thương nhẹ, sập 1 nhà cấp 4, ngập 456 nhà dân, sạt ở bờ kè 26 nhà dân; di dời 205 hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi tránh lũ an toàn.

Tại huyện Vân Đồn:

Có 49 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã được di chuyển đến nơi an toàn. Tại thôn Bản Sen, có 27 hộ dân với 75 nhân khẩu bị ngập lụt hoàn toàn, đã được cứu trợ lương thực, thực phẩm; tuyến đường liên thôn Nà Sắn - Đồng Gianh nhiều đoạn bị phá hủy hoàn toàn, sạt lở, đứt gãy.

Lực lượng CSGT đẩy xe ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Giúp dân di chuyển tài sản khỏi nơi ngập lụt.
Lực lượng Công an và nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ.

Nhiều hộ dân bị đất đá trôi, vùi lấp xung quanh; 1 kè chống sạt lở khu dân cư thôn Nà Na bị lũ cuốn trôi trên 500m; nguy cơ đổ 1 cột phát sóng Viettel.

Đầu cầu 3 Vân Đồn sạt lở khoảng hơn 400m taluy làm tắc nghẽn giao thông (đã được khắc phục, thông đường). Hồ chưa nước Lòng Dinh thuộc xã Quan Lạn đang thi công bị vỡ vai đập 30m, sâu 10m.

Tại huyện Hoành Bồ:

Có 73 ngôi nhà bị ngập nước, 1 cầu dân sinh bị phá hủy; tại km26 thuộc xã Vũ Oai bị sạt lở khoảng 200m3 đất, bùn đá gây tắng nghẽn giao thông cục bộ (khắc phục và lưu thông tuyến đường).

Tại Cô Tô:

- Sạt lở tại 6 tuyến đường với chiều dài 300m và 2 tuyến kè bờ biển dài 25m (đã tạm khắc phục) gây ngập lụt 17ha lúa và hoa màu, 40 hộ dân bị ngập lụt, 1 nhà cấp 4 bị sập đổ, không có thiệt hại về người. Huyện đã huy động 300 cán bộ chiến sỹ Quân đội, Biên phòng và thanh niên cứu giúp dân và khắc phục các điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. 1.500 du khách du lịch ở lại đảo an toàn. 

Sạt lở tại 6 tuyến đường với chiều dài 200m, 2 tuyến kè bờ biển dài 25m (tạm khắc phục), gây ngập lụt 14ha lúa và hoa màu, 25 hộ dân bị ngập lụt, sập đổ 1 nhà cấp 4; 7 vị trí đường bị sạt lở.

Di dời tài sản khỏi nơi ngập lụt.

Tại TP Móng Cái:,

Tại một số đoạn kênh nổi của hệ thống kênh chính dẫn nước của hồ Tràng Vinh qua phường Hải yên tuy đã mở hết cống xả nhưng mực nước trong kênh gần bằng mặt kênh, nguy cơ mất an toàn.

Xe đặc chủng được điều động tiếp ứng.

TP Móng Cái chỉ đạo các xã phường chủ động các phương án phòng chống mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân. Hiện, nước trên sông Ka Long đang ở mức bình thường, thấp hơn mặt đường đô thị 2,5 m. Do mưa lớn liên tục kéo dài, nhiều địa điểm trên địa bàn TP Móng Cái bị ngập úng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. 

Tại TP. Cẩm Phả:

Khu vực phương Quang Hanh, phường Mông Dương và Cửa Ông vẫn bị chia cắt, ngập lụt. 

Mưa lớn từ ngày 26/7 đã khiến đập chứa xỉ than của Công ty cổ phần than Cao Sơn và Công ty cổ phần Than cọc 6 bị vỡ. Toàn bộ xỉ than tràn xuống, phủ kín gần 100 hộ dân ở tổ dân phố số 1 và 2, phường Mông Dương.

Đến chiều 27/7, bùn vẫn ngập trên diện rộng, có điểm ngập đến nóc nhà dân, sâu 2-3 m. Đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố vỡ đập. Sau sự cố, chính quyền huy động các lực lượng di dời gần 100 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Tập trung các lực lượng, khẩn trương khắc phục hậu quả

Đêm 27, rạng sáng 28/7/2015, Công an tỉnh Quảng Ninh điều động CBCS thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động phối hợp với các lực lượng của tỉnh hỗ trợ nhân dân trong các khu vực ngập úng sâu, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất di dời đến nơi an toàn, kịp thời khắc phục các thiệt hại do mưa lớn gây ra, tập trung vào các phường Cao Thắng, Cao Xanh, Hà Phong (TP Hạ Long) và Đèo Bụt, phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả).

Sáng 28/7, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra hiện trường tại phường Hà Tu, Cao Thắng, TP Hạ Long và làm việc với Lãnh đạo Quân khu 3 về triển khai công tác cứu hộ. Qua kiểm tra tại các điểm ngập úng và sạt lở.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ cho TP Hạ Long 6 tỷ đồng; TP Cẩm Phả 5 tỷ đồng và huyện Vân Đồn 4 tỷ đồng. Đối với gia đình có người chết, Công ty CP Tập đoàn Indevco sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí mai táng.

Các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tập trung tại hiện trường và tiếp cận các khu dân cư bị ngập lụt để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ. 

Toàn tỉnh tập trung các lực lượng Công an, Quân đội, y tế trên địa bàn làm công tác cứu hộ. Sáng 28/7, Lữ đoàn 147 Hải quân điều động 3 xe thiết giáp, một xe ô tô cùng 22 cán bộ, chiến sĩ ứng cứu, giúp dân tại các khu vực ngập lụt ở TP Cẩm Phả.

Theo dự báo, mưa lớn có thể sẽ tiếp tục trong vài ngày tới, Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục nắm tình hình và bố trí lực lượng phối hợp phòng chống, khắc phục thiệt hại do mưa lớn gây ra.

 

Đăng Hùng

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文