Mỗi năm dạy nghề cho 300.000 lao động vùng đồngbằng sông Cửu Long
- Dạy nghề cho 3.300 lao động nông thôn tỉnh Kon Tum
- Đức hỗ trợ dạy nghề cho nông dân Việt Nam
- Lúng túng chuyện kinh phí dạy nghề
- Dạy nghề cho 2 triệu lao động nông thôn trong 2 năm 2014 - 2015
- Vì sao dạy nghề rơi vào tình trạng “cung” không gặp “cầu”?
Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 2 trường nghề đạt tiêu chí trường nghề chất lượng cao, 3 trường nghề nội trú đảm bảo chất lượng đào tạo cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú, 100 lượt nghề trọng điểm ở các cấp độ đạt chuẩn tối thiểu.
Được biết, trong 5 năm qua (2011-2015), công tác dạy nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy đã có bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, nhưng so với kế hoạch, nhu cầu lao động, so với bình quân chung của cả nước... thì nhiều chỉ tiêu dạy nghề trong vùng vẫn chưa đạt kế hoạch.
Toàn vùng đã có 176 cơ sở dạy nghề, trong đó cơ sở công lập chiếm 77,8%, ngoài công lập chiếm 22,16%, có 119/131 đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập đóng trên địa bàn.
Toàn vùng cũng đã đào tạo cho trên 1,2 triệu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng trong năm 2015 ước đạt 35,2%, tăng 11,7% so với năm 2010 nhưng vẫn còn thấp so với bình quân chung của cả nước là 40,6%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chênh lệch lớn giữa các tỉnh như An Giang 26%, Bến Tre 21%, Bạc Liêu 26%, Long An 40%, Kiên Giang 42,93%, Cà Mau 47%, quy mô tuyển sinh dạy nghề bình quân hàng năm mới chỉ đạt 56%.
Cơ cấu tuyển sinh học nghề theo trình độ còn có sự chênh lệch lớn như đào tạo hệ cao đẳng nghề chỉ chiếm 2%, đào tạo trung cấp nghề chiếm 5% , đào tạo sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 93%....