Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng:

Nên có hình thức tri ân tất cả các nạn nhân chiến tranh

12:32 27/07/2013
Theo Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "... cũng nên có thêm hình thức, ví như chọn 1 ngày tri ân dành cho tất cả các nạn nhân trong các cuộc chiến tranh Từ đó góp phần khơi dậy lòng yêu nước của người Việt Nam. Nạn nhân chiến tranh tôi muốn nói ở đây là nạn nhân trong các cuộc chiến tranh suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trong đó có nạn nhân của các cuộc chiến tranh gần đây".

Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được. Hằng năm, Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27-7 đã đi vào lịch sử đất nước ta là ngày hội tụ đầy đủ ý nghĩa chính trị, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta, nhân dân ta, nhằm tưởng nhớ, tri ân những người có công với nước.

Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để cùng ôn lại đạo lý cao đẹp đó.

PV: Thưa Thượng tướng, gia đình ông là gia đình thương binh, liệt sĩ. Trong đó, phu nhân của ông là con liệt sĩ chống Pháp, bản thân ông là thương binh chống Mỹ. Nhân dịp kỷ niệm Ngày 27/7, ông muốn chia sẻ điều gì về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta đã có từ ngàn đời nay. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên viết thư thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, nhắc nhở trách nhiệm và động viên, biểu dương các địa phương, các đơn vị và cá nhân đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.

Đảng và Nhà nước đã có Nghị quyết cho toàn Đảng, toàn dân làm việc đền ơn đáp nghĩa. Đó là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta đã có những chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần đối với người có công cũng như gia đình và con em của họ.

Hưởng ứng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các ngành, đoàn thể và địa phương đã có nhiều hình thức, biện pháp và cách làm sáng tạo trong việc xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, qua đó đã khơi dậy và phát huy được truyền thống, đạo lý của dân tộc.

Hậu quả của các cuộc chiến tranh để lại rất nặng nề, không chỉ người Việt Nam mất tích trong chiến tranh, ảnh hưởng của chất độc đi-ô-xin, hậu quả của bom mìn phát nổ còn sót lại… Một điều đáng lưu ý, khi chiến tranh càng lùi xa, nguyện vọng thiết tha nhất của những người cha, người mẹ, người thân các liệt sĩ mong muốn Đảng, Nhà nước có biện pháp tích cực hơn để đưa thi hài các liệt sĩ đang bị mất tích về nghĩa trang liệt sĩ.

PV: Trong giai đoạn đất nước đang đổi mới, hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc xã hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa có ý nghĩa giáo dục như thế nào đối với thế hệ trẻ, thưa ông?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Xã hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa sẽ giáo dục tốt đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay, góp phần nêu cao tinh thần yêu nước của người Việt Nam và bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Đặc biệt, trong giai đoạn đất nước đang hội nhập sâu rộng như hiện nay, chúng ta càng phải đẩy mạnh việc giáo dục cho thế hệ trẻ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.

Việc đền ơn đáp nghĩa không chỉ đúng ngày 27-7 chúng ta mới làm, các cấp, các ngành phải quan tâm thường xuyên. Theo phong tục, vào các ngày rằm, mồng 1, chúng ta nên khuyến khích các em học sinh đến thắp hương tại các nghĩa trang, để giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Hãy biến các nghĩa trang thành Đài Văn hoá tâm linh, là nơi giáo dục cho các thế hệ người Việt, nhất là các bạn trẻ về truyền thống cao đẹp đó.

PV: Vậy, theo Thượng tướng, có hình thức nào nữa để chúng ta tri ân các nạn nhân trong chiến tranh?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Chúng ta đã có Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27-7 và gần đây có Ngày Tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông ở Việt Nam (ngày chủ nhật, tuần thứ ba của tháng 11 hằng năm). Như vậy thì cũng nên có thêm hình thức, ví như chọn 1 ngày tri ân dành cho tất cả các nạn nhân trong các cuộc chiến tranh. Từ đó góp phần khơi dậy lòng yêu nước của người Việt Nam. Nạn nhân chiến tranh tôi muốn nói ở đây là nạn nhân trong các cuộc chiến tranh suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trong đó có nạn nhân của các cuộc chiến tranh gần đây.

Việc xây dựng các trung tâm văn hoá tâm linh cũng phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam. Ngày tri ân dành cho tất cả các nạn nhân chiến tranh có thể là ngày 17-7 hoặc một ngày nào đó trong năm.

PV: Trân trọng cảm ơn Thượng tướng về những chia sẻ vừa rồi!

Chí Công (thực hiện)

Ngày 14/1, liên quan đến vụ việc cháu N.T.M (SN 2021) học lớp 3 tuổi tại Trường mầm non Thiên Hương (TP Thủy Nguyên, Hải Phòng) bị người lạ dẫn ra khỏi trường từ chiều 13/1 đến chiều 14/1, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủy Nguyên cho biết, cơ quan này đã tạm đình chỉ 1 giáo viên của nhà trường.

“Sau khi trúng thầu, Công ty của Ngọc và công ty của Minh đã đến gặp và cảm ơn bị cáo. Trong đó, Ngọc thường đến cảm ơn vào dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Tổng số tiền bị cáo đã nhận của Ngọc là hơn 20 tỷ đồng. Còn bị cáo Minh đến cảm ơn vào dịp Ngày nhà giáo Việt Nam và đưa hơn 4 tỷ đồng. Số tiền trên bị cáo đã sử dụng cá nhân hết, không mua tài sản gì, cũng không biếu ai khác. Quá trình điều tra, bị cáo đã nộp lại 25 tỷ đồng”, cựu Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) Nguyễn Đức Thái trình bày.

Nhằm bảo đảm việc xử phạt nghiêm minh, có tính khả thi, phù hợp với thực tế, góp phần bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Công an dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chiều 14/1, thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủy Nguyên (Hải Phòng) cho biết, cháu bé học lớp 3 tuổi Trường mầm non Thiên Hương (TP Thủy Nguyên, Hải Phòng) mất tích đã được tìm thấy vào chiều cùng ngày.

Dư luận ở Khánh Hòa đang quan tâm đến thông tin Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang khởi tố, bắt tạm giam về tội danh “Gây rối trật tự công cộng” đối với Nguyễn Thanh Bình, biệt danh Bình “con” (SN 1972, trú ở 04 Bùi Thị Xuân, phường Tân Tiến, TP Nha Trang) – người đàn ông mặc veston đi xe Mercedes rút kiếm đe dọa công nhân môi trường đô thị ở phố biển Nha Trang.

Chiều 14/1, Cơ quan CSĐT Công an quận 4, TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”; bắt tạm giam đối với: Lê Nguyên Hạnh, Nguyễn Trường Phi và Nguyễn Văn Khánh về tội “Mua bán trái phép vũ khí quân dụng”, Phan Đình Lộc, Bùi Anh Pháp về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”...

Ngày 14/1, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bình Phước chỉ đạo Đại đội Công binh và Ban CHQS huyện Bù Đăng thu gom, vận chuyển, xử lý an toàn 1 quả bom MK82 còn sót lại sau chiến tranh.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14/1, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn công tác của Bộ đến thăm hỏi, chúc Tết Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an và gia đình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文