Ngã ba sông có một ngôi làng nhiều “không”...

11:40 22/01/2014
Làng Đầu Gò nhìn ra ngã ba sông Bung và sông Thành Mỹ, có nhiều cái “không”, như: Không đường giao thông, không điện, không hệ thống nước sạch... “Cả làng bà con góp tiền mua được một chiếc máy nổ, mỗi ngày phát điện 2 tiếng (từ 18h đến 20h), để có ánh sáng ăn cơm sau một ngày đi rẫy. Còn giếng, chỉ có duy nhất một cái.

Làng Đầu Gò thuộc xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, tựa lưng vào núi, nhìn ra ngã ba sông Bung và sông Thành Mỹ. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng “Đồi Sim” nổi danh một thời đánh Mỹ, có đội du kích đã từng bắn rơi máy bay giặc; chặn đứng hàng chục trận càn khốc liệt khi giặc đổ quân nống lên đánh phá con đường huyền thoại Trường Sơn... Ngày cuối năm, chúng tôi về làng Đầu Gò. Sau khi đã khản tiếng gọi đò để được sang sông. Nhưng tới nơi, làng vắng ngắt, chỉ có một vài người già trong những mái nhà tranh cũ nát và mấy trẻ nhỏ nghịch nước dưới bến sông… Hỏi ra mới biết, những người khỏe mạnh của làng đều lên rẫy; đi rừng. Tìm mãi mới gặp ông Lê Văn Lộc, Bí thư Chi bộ thôn và được biết, làng có 66 hộ dân, 247 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nương rẫy. Do đó, có tới 45 hộ nghèo, còn lại là hộ “cận nghèo”.

Ông Lộc buồn buồn nói: “Phân loại thì vậy, chứ thực ra ở đây ai cũng nghèo cả. Tuy nhiên, có hộ là gia đình chính sách, hàng tháng được nhận tiền trợ cấp chế độ, nên được... xóa nghèo”. Đặc biệt, làng Đầu Gò có nhiều cái “không”, như: Không đường giao thông, không điện, không hệ thống nước sạch... “Cả làng bà con góp tiền mua được một chiếc máy nổ, mỗi ngày phát điện 2 tiếng (từ 18h đến 20h), để có ánh sáng ăn cơm sau một ngày đi rẫy. Còn giếng, chỉ có duy nhất một cái.

“Ngày xưa, có hệ thống nước tự chảy bà con dẫn ống từ con suối trên núi sau làng, nhưng bây giờ suối bị nhiễm thuốc trừ sâu từ các rẫy trồng dứa, trồng màu nên không dùng được nữa. Các gia đình cũng không dám dùng nước sông, vì nạn đào vàng, làm thủy điện khiến nước đục ngầu...”, ông Lộc giải thích.  Cái “không” thứ tư là không trạm xá. Làng chỉ có một trạm sơ cứu, do chị Lê Thị Bich Ngọc phụ trách, nhưng trang thiết bị duy nhất cũng chỉ là hộp xi-lanh tiêm và hai chiếc giường gỗ mục gãy, chỉ dành cho mấy người say rượu vào ngủ trưa. Chị Ngọc lắc đầu, nói: “Giao thông cách trở, điện nước sạch không có, mỗi khi  làng có người bệnh, biện pháp duy nhất là bằng mọi cách phải nhanh chóng vượt sông đưa ngay xuống bệnh viện huyện, năm nào cũng có mấy trường hợp thai phụ đẻ rơi...”.

Những đứa trẻ làng Đầu Gò thơ thẩn bên bến sông.

Nỗi lo lớn nhất là đời sống của bà con trong thôn vô cùng bấp bênh. Từ bao đời nay, người dân Đầu Gò chỉ trông vào những vạt rẫy trồng dứa, trồng keo, mà đất rẫy cũ thì đã  cằn cỗi bạc màu, nên sản lượng cây trồng  rất thấp. Cả làng có mấy con trâu cũng chỉ dùng để lên rẫy thu hoạch dứa và kéo gỗ. Kinh tế khó khăn, giao thông cách trở nên làng có 21 em nhỏ học mẫu giáo đến lớp 5, với một điểm trường 2 phòng học, 2 cô giáo phụ trách. Hôm chúng tôi tới là chiều thứ 5, nhưng cô giáo đã đóng cửa trường để về nghỉ cuối tuần, lũ trẻ chỉ còn biết tha thẩn bên những triền sông nghịch nước.  Có 6 em học cấp hai, 6 em học cấp 3, đều phải cõng gạo xuống trọ ở trung tâm xã, thị trấn huyện để theo học bán trú… Chúng tôi hỏi, đã có một dự án làm đường giao thông, hay khắc phục cảnh đò ngang cách trở chưa? Ông Lộc nói: “Chưa, chưa bao giờ... và có lẽ không bao giờ, vì không có kinh phí”. Lại hỏi, vậy có dự án di dời dân đến ở nơi khác thuận lợi hơn không ? Ông Lộc cũng lắc đầu: “Cũng không có, vì nghe nói không còn quỹ đất”... Ông Lộc lại than phiền, mỗi năm đến mùa mưa lũ là người làng chịu bao thiệt hại.

Tháng 11/2013 vừa qua, thủy điện xả lũ, nước từ sông Bung đổ về, nước từ sông Thành Mỹ cắt ngang thốc thẳng vào làng, nhà cửa trôi,  trâu bò, lợn gà trôi, mấy trăm con người chỉ vơ vội vài bộ quần áo, mấy cái xoong nồi, bao gạo hối hả chạy dạt lên rừng… cứ như chạy giặc hồi Mỹ đi càn. Cũng do không điện, không thông tin liên lạc, nên không biết lũ về. Mùa mưa, hễ nhìn nước sông lên cao là chạy, lúc nào cũng bất ngờ như chạy giặc..

“Năm hết, Tết đến, cái nghèo, cái khó vẫn quẩn quanh ở làng Đầu Gò. Người nghèo trông chờ 15kg gạo cứu trợ duy nhất của Nhà nước theo quy định hằng năm. Thủy điện xả lũ, làm trôi, sạt lở mất 4ha đất trồng màu duy nhất của làng, chính quyền địa phương kiến nghị lên HĐND xã, để xã kiến nghị lên huyện, lên tỉnh, đề nghị thủy điện hỗ trợ, bồi thường, nhưng đến bây giờ vẫn chẳng thấy hồi âm...”, dứt lời ông Lộc quay mặt nhìn đăm đắm ra ngã ba sông. Nơi ấy vọng về tiếng gọi đò của ai đó sang sông...

Hồng Thanh

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文