Ngày Tết và hậu quả từ vui Xuân “quá chén”

20:22 04/02/2014
Với gần 150 tỉ lít bia và gần 15 tỉ lít rượu được người dân Thế giới sử dụng mỗi năm, món “uống” khoái khẩu này đã được coi là sản phẩm có ảnh hưởng và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Thế nhưng, việc vui quá chén, trong dịp Tết đến, Xuân về, với nồng độ rượu mà có tác dụng đi thẳng ngay vào mạch máu con người vẫn trở thành vấn đề thời sự của Y học mà ghi nhận điều đó rất rõ tại khoa Cấp cứu của bệnh viện(BV) Chợ Rẫy vào dịp Xuân Giáp Ngọ này.

Khi món khoái khẩu bị dùng “quá liêu”

Ghi nhận chỉ vì “vui quá chén” mà dịp Tết năm nay, ngay từ tối 30 Tết, cho tới sau phút Giao thừa , các BS khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy đã rất bận rộn với các trường hợp bệnh nhân(BN) cấp cứu do TNGT, trong đó, nhiều ca TNGT do bia, rượu. Trong 5 ngày từ 30 Tết tới mùng 4 Tết, khoa cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận 403 ca TNGT, trong đó số ca chấn thương sọ não do TNGT là 281 ca, số ca tử vong do TNGT là 5 ca, trong đó nhiều ca do rượu, bia. “Tất cả các trường hợp cấp cứu được chuyển vào có sử dụng bia, rượu, chúng tôi đều vừa tranh thủ cấp cứu tích cực cho BN, vừa cho lấy mẫu máu gửi khoa xét nghiệm. Nhiều ca chuyển vào đã hôn mê sâu. Một số ca thì tử vong trước khi nhập viện”. BS CKII Trương Thế Hiệp, Phó khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy cho biết. 

Trong xấp hồ sơ bệnh nhân nhập viện cấp cứu do TNGT, nhiều ca chấn thương sọ não, ghi nhận nhiều trường hợp có kết quả thử máu có nồng độ rượu trong máu vượt mức cho phép nhiều lần. Số ca cấp cứu TNGT do bia rượu chuyển vào dồn dập tại khoa cấp cứu của BV Chợ Rẫy là khoảng từ nửa đêm mùng 2 tới sáng mùng 3 Tết. Mẫu máu xét nghiệm của những BN này có nồng độ rượu trong máu đo được thấp nhất từ 74 mg/dl tới cao nhất là 212 mg/dl. “So với nồng độ rượu trong máu theo qui định cho phép thì các BN trên đều vượt quá mức từ 3-4 lần”. BS Hiệp nhận xét.

Phòng hồi sức tích cực- Khoa cấp cứu  BV Chợ Rẫy sáng 4/2/2014, nơi tiếp nhận bệnh nhân TNGT do bia, rượu

Ghi nhận từ đêm mùng 2, tới sáng mùng 3 Tết, Khoa cấp cứu tiếp nhận tới 10 trường hợp do say sưa quá chén mà phải nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng như: Bệnh nhân N.V. Tuyến (38 tuổi) nhập viện 21h ngày 2 Tết, chấn thương sọ não, nồng độ rượu/ máu là 200 mg/dl; cùng giờ nhập viên trên là bệnh nhân Võ Phước Hùng (54 tuổi), bị chấn thương toàn thân, không ghi nhận được nơi cư ngụ ), kết quả nồng độ rượu/máu tới 212 mg/dl; 21h40, khoa tiếp nhận thêm bệnh nhân Huỳnh Thuận (47 tuổi) - không rõ nơi cư ngụ, người đi dường đưa vào, mẫu máu có kết quả: 89mg/dl; 22h40, thêm bệnh nhân Châu Văn (50 tuổi), ngụ TPHCM, kết quả không kém bệnh nhân  Phước Hùng: 187mg/dl; 23h40, khoa tiếp nhận liền 2 trường hợp đều TNGT do rượu: Lê Nguyễn Huy Hùng (20 tuổi) và Trần Minh Trung (30 tuổi) đều có nồng độ rượu/ máu vượt nhiều lần cho phép.

50% trường hợp cấp cứu TNGT là có sử dụng bia, rượu

“Không chỉ ghi nhận số ca cấp cứu do tai nạn giao thông (TNGT) dịp Tết năm nay tăng hơn so với năm ngoái mà số ca TNGT do rượu, bia, vào viện trong tình trạng chấn thương trầm trọng đều cao hơn năm ngoái. Trong đó, khoảng 50% số ca TNGT là có sử dụng bia, rượu”. Bác sĩ Trương Thế Hiệp nhận xét.

Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy ngày 4/2/2014 vẫn đông kín bệnh nhân.

Riêng từ đêm 3 Tết tới 5h sáng 4 Tết, khoa tiếp nhận tới 4 trường hợp bệnh nhân bị thương nặng do TNGT vì rượu. Trong đó 2 bệnh nhân có nồng độ rượu trong máu xấp xỉ 180 mg/dl. Ngay sáng mùng 5 Tết, tại Phòng Hồi sức tích cực-Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, các BS đang cố gắng cấp cứu 2 bệnh nhân TNGT do say rượu. Một trong 2 BN đang trong tình trạng hôn mê là Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi, ngụ tại Lộc Ninh, Bình Phước). Bệnh nhân được chuyển tới vào sáng cùng ngày. Trước đó, khoảng 20h ngày 4 Tết, khi đi chúc Tết về tại khu vực xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, bệnh nhân Hùng đụng phải một xe máy khác đi ngược chiều và bị té mạnh xuống đường. Dù có đội mũ bảo hiểm nhưng do cả 2 phía đều chạy rất nhanh nên mũ bảo hiểm cũng bị vỡ, phần đầu bị đập xuống nền đường, gây chấn thương sọ não. “Bệnh nhân đã được cấp cứu suốt 3 tiếng, dùng nhiều thuốc cần thiết, hồi sức tích cực, nhưng bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, có tình trạng xuất huyết não. Tiên lượng trường hợp này là rất nặng”. Một bác sĩ tại đây cho biết.

Trước đó, ngay trong đêm Giao thừa, 1 ca TNGT chấn thương sọ não do rượu, tử vong sau 1 ngày cấp cứu tại Khoa là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Khoát( 47 tuổi), ngụ tại Tân Hiệp, Biên Hòa- Đồng Nai. Bệnh nhân này theo các bác sĩ có lẽ được ghi nhớ nhất, bởi họ đã bận rộn lo cho bệnh nhân suốt từ thời điểm trước Giao thừa, kéo dài tới tối  mùng 1 Tết nhưng do bệnh nhân khi chuyển vào đã quá nặng với kết quả “ chấn thương toàn thân, máu tụ dưới màng cứng bán cầu trái, có xuất huyết não” nên không cứu nổi. Nồng độ rượu ở bệnh nhân này là 124 mg/dl...

Các bác sĩ, điều dưỡng khoa Cấp cứu Chợ Rẫy luôn trực đủ quân số, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân suốt dịp Tết.

Theo các BS, rượu là chất hấp thu vào cơ thể nhanh hơn mọi thứ thực phẩm,  bởi 90% qua màng ruột mà không cần tiêu hóa như các thức ăn khác, chính vì vậy chỉ 10 phút sau khi “nhập tiệc” , nhất là khi  đã đạt đỉnh cao với việc nâng li đều đặn thì rượu đã được phân hủy trong gan con người. Theo một phân tích từ GS-TS, bác sĩ Ngoại Nhi Trần Đông A, nguyên Phó GĐ BV Nhi đồng 2, TPHCM, tùy nồng độ rượu trong máu (được định nghĩa như số lượng tính bằng gram/100ml ) thì chỉ cần nồng độ tăng lên tới 0,1 : người uống đã bắt đầu lè nhè, từ 0,4 trở lên: người uống đã lơ mơ và khi nồng độ lên 0,5:người uống sẽ rơi vào hôn mê. Còn từ 0,60 trở lên: người uống đã bị liệt các cơ hô hấp và tử vong.

Không thể phủ nhận rượu với nhiều tác dụng chữa bệnh tim mạch, khớp, bệnh thoái hóa ...nhưng chỉ khi dùng đúng liều lượng, pha chế đúng cách. Còn theo như ý kiến của Nhà chiêm tinh gia, vừa là bác sĩ nổi tiếng người Thụy Sĩ PARACELSUS( 1493-1541), từng kết luận cũng là cảnh báo rất có ý nghĩa về rượu: “Một món ăn vừa có thể là một liều thuốc bổ và cũng có thể là một liều thuốc độc. Sự khác biệt chỉ đơn giản là ở liều lượng”

Huyền Nga

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文