Nghệ nhân còn lại ở làng nghề thuyền thúng

09:55 25/05/2016
Không ai nhớ rõ nghề đan thuyền thúng ở làng biển Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, có tự bao giờ. Nhưng, trong kí ức những bậc cao niên, từ thời cha ông họ đến đất này dựng nghiệp, theo nghề biển thì nghề đan thuyền thúng cũng xuất hiện từ đó. Tuy nhiên, cho đến nay, số người theo nghề truyền thống này chỉ đếm trên đầu ngón tay…


Đến Thọ Quang hỏi đan thuyền thúng (thúng chai) truyền thống, ai cũng giới thiệu lão ngư Phan Liêm, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Rót nước mời khách, ông trầm ngâm kể rằng, cách đây hơn chục năm, rẻo cát chạy dài dưới chân bán đảo Sơn Trà là nơi tập trung của nhiều ngư dân làm nghề đánh bắt hải sản trên biển. Đời người làm nghề biển, lênh đênh trên biển không thể tách rời chiếc thuyền thúng. Nhưng nay, nghề đan thúng chai đã dần bị mai một bởi nhiều lý do...

Qua quá trình mở mang đô thị Đà Nẵng, rẻo cát dưới chân bán đảo Sơn Trà nay phố xá đã mọc lên sầm uất. Bãi biển Thọ Quảng một thuở heo hút giờ đã có con đường thảm nhựa thênh thang, mang tên vị tướng tài ba của dân tộc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Ngày ngày, biển Thọ Quang tấp nập khách du lịch đến tắm, tham quan. Và, ở khu neo đậu tàu thuyền, tàu thuyền có công suất lớn đã thay thế cho thuyền nan để đánh bắt hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, thúng chai vẫn rất cần thiết cho bà con ngư dân khi ra biển. Nhưng, thực tế những năm gần đây, thúng chai bán ra khá rẻ nên vì thế nhiều người phải bỏ nghề để tiếp cận với những nghề khác có thu nhập cao hơn. Nhân lực nghề đan thúng chai theo đó vơi dần. Hiện nay, ngoài cụ Phan Liêm, cả quận Sơn Trà chỉ còn hai người khác theo nghề… 

Ở tuổi ngoài 70, cụ Liêm vẫn miệt mài đan lát, cố giữ lại nghề truyền thống.

Nhắc đến nghề đan thuyền thúng, đôi mắt cụ Liêm cứ nhìn xa xăm về phía biển. Nơi những người vợ ngồi bệt trên bãi cát đợi chồng đi tàu khơi xa trở về, và khi cách bờ một khoảng cách nào đấy tùy theo mực nước, những chiếc thúng chai trở thành phương tiện phụ trợ chuyển ngư lưới cụ và những mớ mực, cá tươi nguyên lên bờ để đưa ra chợ. 

“Nghề biển, dù tàu, thuyền có công suất lớn hay bé vì thế đều cần đến thúng chai trong quá trình đánh bắt. Nhưng để đan được một chiếc thúng phải mất ít nhất 5 ngày, trong khi mỗi chiếc thuyền thúng thường chỉ bán được 2 đến 2,5 triệu đồng. Trừ chi phí mua nguyên vật liệu, tiền công mỗi ngày thu về chỉ khoảng 120 nghìn đồng. Vì thế, ngày xưa các làng chài ven biển ở Sơn Trà hầu như nhà nào cũng đan, còn bây giờ nhu cầu cuộc sống thay đổi, việc kiếm ra đồng tiền có phần dễ hơn, nên không mấy ai còn mặn mà với nghề đau lưng, chai sần bàn tay này nữa”. Với chất giọng khàn đục, cụ Liêm buồn buồn nói. 

“Phố xá mọc lên thay làng mạc và muốn có tre nguyên liệu để đan lát cũng phải đi xa đến huyện Hòa Vang, hoặc xa hơn nữa là vào các làng xã của tỉnh Quảng Nam. Đó là chưa kể các phụ liệu quan trọng khác như phân bò để quét ngoài lớp thúng chống thấm nước cũng trở nên rất khó tìm…”.

Sợ nghề đan thúng chai truyền thống bị mai một, cụ Liêm động viên và dạy nghề lại cho hai con trai của mình. Bấm đốt ngón tay, dọc theo các làng biển Đà Nẵng bây giờ chỉ vỏn vẹn còn có 3 người theo nghề đan “cha truyền con nối”, xem như là bằng chứng sống của một cái nghề còn sót lại. 

Tôi hỏi cụ Liêm, ở tuổi này ông vẫn chưa nghỉ ngơi với nghề? Cụ khẽ trả lời: “Cuộc sống bây giờ không còn chật vật như xưa nhưng từ đời cha ông mình, nghề luôn song hành để hỗ trợ gia đình. Nghề có từ đời cha ông, đã hàng trăm năm rồi. Chừ bỏ nghề không đành”...

Chia tay cụ Liêm, trên đường về tôi thấy nơi nào ở làng biển Thọ Quang cũng phố xá, nhà tầng khang trang. Cả những con đường rải nhựa phẳng lì, chạy ngang dọc trong khu dân cư như bàn cờ. Duy chỉ có cái thế ngồi chẻ tre đan thúng của lão ngư Phan Liêm là không thay đổi…

Thanh Bình

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文